ClockThứ Ba, 14/11/2023 13:59

Giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững

TTH - Các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện Phú Lộc đang làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), trở thành cầu nối quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Cũng từ đó, nhiều gia đình đã có vốn để đầu tư vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng tốc giải ngân vốn vay giải quyết việc làm Thực hiện hiệu quả các nguồn vốn tín dụng chính sáchĐồng hành cùng A Lưới thoát nghèo

Người dân vay vốn tại điểm giao dịch xã Lộc Tiến để trồng rừng và chăn nuôi 

Gặp chúng tôi, chị Lương Thị Kim Mai, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Chi hội phụ nữ thôn Trung Kiền, xã Lộc Tiến vui mừng: “Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH mà hội viên của chi hội phụ nữ mạnh dạn đầu tư trồng rừng, chăn nuôi. Bây giờ, nhiều hội viên phụ nữ có nhà cửa khang trang, công việc ổn định. Bên cạnh đó, họ còn tham gia tích cực các hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã phát động”.

Tính đến hết tháng 9/2023, tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc thông qua Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên đạt hơn 503 tỷ đồng, chiếm 99,1% tổng dư nợ, với gần 12.400 lượt khách hàng.

Việc thực hiện ủy thác nguồn vốn qua các hội, đoàn thể không chỉ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, mà còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Với việc thực hiện chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, các hội, đoàn thể đã thành lập được nhiều Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động rất hiệu quả. Từ đó, chất lượng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức này ngày càng được nâng lên, công tác giảm nghèo bền vững ở hội viên cũng đạt hiệu quả cao...

Bà Cái Diệu Trang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lộc nhận xét, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH là một trong những chính sách an sinh xã hội có hiệu quả ở địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lộc nguồn vốn ủy thác qua kênh của phụ nữ hơn 250 tỷ đồng, giúp các hội viên phụ nữ vay vốn sản xuất, mở rộng kinh doanh. Trong đó nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, gia trại đem lại thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu và giải quyết lao động nhàn rỗi của địa phương. Cũng từ nguồn vốn này, các em học sinh, sinh viên được tiếp cận để có một khoản chi phí trang trải việc học tập, giảm áp lực kinh tế cho gia đình.

Thông qua việc ủy thác cho vay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% các thôn, bản, tổ dân phố tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lộc, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Từ đầu năm 2023 đến nay đã giúp cho 36 lượt hộ nghèo, 827 hộ cận nghèo, 694 hộ mới thoát nghèo được vay vốn. 311 lao động được vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. 110 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập. 1.866 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây mới hoặc cải tạo sửa chữa. 431 lượt hộ vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. 17 lượt hộ vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở xã hộ theo Nghị định 100…

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc Lê Thanh Bình cho biết, với việc thực hiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay thì trong thời gian qua các hội, đoàn thể cũng như các Tổ tiết kiệm và vay vốn của huyện Phú Lộc hoạt động rất hiệu quả. Về mặt hồ sơ, thủ tục cho vay của Ngân hàng CSXH ủy thác qua các hội, đoàn thể, các Tổ tiết kiệm và vay vốn rất thuận lợi, nhanh chóng cho bà con, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận đồng vốn tín dụng chính sách một cách kịp thời.

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc cho biết thêm, tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với các hội, đoàn thể cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Thực hiện công tác bình xét cho vay đảm bảo công bằng, công khai và dân chủ; theo đó, tất cả các đối tượng đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Cùng với đó tăng cường tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sử dụng vốn vay có hiệu quả và phổ biến đến với khách hàng sử dụng các tiện ích của Ngân hàng CSXH như: Ứng dụng Mobile Banking, quản lý tín dụng chính sách, giáo dục số...

Bài, ảnh: PHÚC HIẾU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Nhân rộng những mô hình thoát nghèo bền vững

Bằng các phong trào “Dòng họ, thôn, làng không có hộ nghèo”, mô hình quỹ con heo đất, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất… huyện Phú Lộc đang huy động các nguồn lực để giúp người dân thoát nghèo.

Nhân rộng những mô hình thoát nghèo bền vững
Vươn lên phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách

Ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, có những hội viên phụ nữ từ tay trắng, bằng nghị lực đã vươn lên khá giả, bắt đầu với nguồn vốn từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); từ đó tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

Vươn lên phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách
Return to top