ClockThứ Ba, 11/04/2023 09:25

Hoa gạo bên đường

Tháng Ba - mùa hoa gạo nở

Đường Võ Văn Tần là một con đường nhỏ nằm bên cạnh một hồ nước đẹp ở phía Nam TP. Huế, nhưng bên lề đường, giáp với khuôn viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, lại có 2 cây gạo khá cao to. Mới cuối tháng hai âm lịch mà hoa đã nở đỏ trên các cành cây. Những bông hoa to bằng nắm tay khoe sắc giữa bầu trời xanh nhìn từ xa đã thấy thích mắt. Sáng chiều, theo luồng gió mạnh, một số bông hoa gạo rơi rụng xuống mặt đường tạo nên một bức thảm nhỏ rất đẹp bên gốc cây.

leftcenterrightdel
Hoa gạo trên phố Huế. Ảnh: Đình Hoàng 

Nhiều người đi bộ trên đường Võ Văn Tần đã dừng lại nhặt những bông hoa đỏ rơi rụng trên mặt đường đem bỏ lại dưới gốc cây đã sản sinh ra nó. Cầm bông hoa gạo trên tay, tôi lại nhớ tới câu ca dao mẹ tôi hát ru con ngày nào: "Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng".

Cây hoa gạo (tên chữ là hoa mộc miên) có mặt ở cả nông thôn lẫn thành thị. Ngày còn nhỏ, học ở trường làng, giờ ra chơi, lũ học trò chúng tôi thường hay ra quanh quẩn bên mấy cây phượng vĩ, cây hoa gạo mọc cạnh sân trường. Cây phượng, cây gạo tỏa bóng mát che nắng cho chúng tôi. Chúng tôi nhặt những bông hoa gạo rơi rụng bỏ vào gốc cây hoặc đem về lớp học…

Huế là thành phố của cây xanh, hoa đẹp. Cùng với nhiều loại hoa đẹp khác, hoa gạo cũng góp phần làm cho thành phố bên bờ sông Hương có thêm sắc màu mỗi độ xuân kết, hè sang.

TRẦN HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế

TIN MỚI

Return to top