ClockChủ Nhật, 17/12/2023 10:42

Không gian sống chữa lành

TTH - Ngày nay, nhu cầu chữa lành những tổn thương tinh thần là rất lớn. Nhiều người thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp cũng giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả.

Nhà theo phong cách Muji: Nhỏ mà thoải máiPhát triển Huế dựa vào thiên nhiênMở cửa những không gian “kín cổng cao tường”Chốn cư ngụ bình an

 Mang thiên nhiên vào không gian sống cũng là cách chữa lành hiệu quả

“Kiến trúc chữa lành”

Cụm từ “chữa lành” được nhắc đến khá nhiều và nổi lên như xu hướng sau khoảng thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thời điểm này, hầu như mọi người đều ở nhà giãn cách để phòng tránh dịch bệnh lây lan. Từ đó, khái niệm “kiến trúc chữa lành” càng được nhân rộng và được nhiều người tìm đến. Bởi họ nhận ra rằng, bản thân bấy lâu nay chưa thực sự quan tâm đến không gian riêng cho chính bản thân mình.

“Kiến trúc chữa lành” hay còn được biết đến với tên gọi là Therapeutic Architecture, nó được phổ biến từ vài năm trước ở những quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Xu hướng này cũng đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều người hưởng ứng. Tùy vào nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình mà “kiến trúc chữa lành” có thể được thiết kế theo nhiều ý tưởng khác nhau. Chung quy đều đem đến cảm giác bình yên, thoải mái và gắn kết các thành viên trong gia đình.

Tự lên ý tưởng và thiết kế không gian sống theo “kiến trúc chữa lành”, chị Hoàng Thị Như Thảo, TP. Huế chia sẻ: “Trong thời gian đại dịch diễn ra, môi trường kiến trúc đóng một vai trò trọng yếu. Khoảng thời gian đó, hầu hết mọi người đều cảm thấy mình bị cô lập hoàn toàn, thiếu tương tác xã hội do các biện pháp giãn cách, và càng trầm trọng hơn khi công tác cách ly ngày càng khẩn thiết. Đa số đều cảm thấy mình bị cô lập bởi các bức tường ngăn cách, và điều này dẫn đến sa sút của sức khỏe tinh thần lẫn tình trạng thể chất. Do đó, đây chính là cơ hội để mình nhìn lại và kiến tạo nên những không gian có thể kích thích các giác quan, qua đó cải thiện trạng thái sức khỏe tinh thần”.

“Mình đã thiết kế không gian sống lấy sự thư thái, cảm xúc của con người làm trung tâm, đưa cây cối từ thiên nhiên vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Lối thiết kế này giúp mọi người có cảm giác thư thái sau thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, mang nguồn năng lượng tích cực cho cả gia đình”, chị Thảo cho hay.

Để không gian  thực sự “chữa lành”

Để không gian thực sự chữa lành, gia chủ nên chú ý thiết kế nhà cửa theo xu hướng tối giản, mang thiên nhiên vào nhà, tận dụng ánh sáng tự nhiên, bố trí nhiều không gian thư giãn… Thay vì sử dụng những gam màu quá nổi bật cho tường nhà, chúng ta nên chọn những tông màu mang nét tự nhiên, nhẹ nhàng như xám, be, nâu nhạt, trắng… Điều này giúp mang đến một không gian thoáng, đơn giản để mắt và tâm trí bạn không bị quá phân tâm, từ đó cảm xúc và tâm trí sẽ trở nên an lành và thư thái hơn.

Khi nhắc đến một căn phòng có nguồn năng lượng chữa lành, ánh sáng tự nhiên là một yếu tố chắc chắn không thể thiếu, vì chúng giúp ta gần gũi với trời đất và cũng là một cách để hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài ra, những khung cửa được thiết kế rộng mở, thậm chí gần sát trần để mọi thành viên trong gia đình không cảm nhận được ranh giới giữa bên trong và ngoài trời. Điều này đem lại nguồn năng lượng ánh sáng, tạo sự thoáng rộng, thư thái cho cả không gian.

Theo kiến trúc sư Lê Văn Thịnh, xét riêng ở khía cạnh “thiết kế chữa lành”, trong phong thủy đề cao sự hài hòa các giá trị trong cuộc sống theo điều kiện cụ thể, chứ không đưa ra chuẩn mực tối đa. Với người này, nơi xả stress hiệu quả là góc sân để thưởng trà buổi sớm, nhưng với người khác lại là một hệ thống chiếu phim hoành tráng trong phòng cách âm lý tưởng. Nhiều gia đình có sở thích tập thể thao thì phải có khoảng không gian lớn để vận động, nhà có người cao tuổi lại đề cao sự tĩnh lặng.

Việc quan tâm đến nhu cầu và sở thích của từng cá nhân giúp mang lại không gian lành mạnh cả về thẩm mỹ lẫn cách hưởng thụ cuộc sống, tăng cường sức khỏe cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Bài: Diệp Chi

Ảnh: Crystal Huyền Trang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoảng “thở” cho căn nhà

Một khoảng sân bên trong căn nhà, nơi trồng một vài cây xanh, bố trí một hồ nước nhỏ, đặt một bộ bàn ghế ngồi nhâm nhi tách trà… là một giải pháp thiết kế phù hợp để thư giãn và kết nối với thiên nhiên, đặc biệt là với những ngôi nhà lô phố bí bách.

Khoảng “thở” cho căn nhà
Ấn tượng với tường gạch mộc

Mang vẻ đẹp giản dị, hoài cổ với màu sắc và hình dáng thô mộc, khi được trau chuốt và kết hợp hợp lý, những bức tường gạch mộc sẽ mang đến sự tinh tế và hài hòa cho không gian sống.

Ấn tượng với tường gạch mộc
Gọn nhà với thiết kế “giấu đồ”

Sở hữu một không gian sống đầy đủ tiện nghi luôn là điều mà ai cũng mơ ước. Tuy nhiên, với xu hướng nhà ở mini, nhà lô phố hẹp ngang diện tích có hạn thì việc thiết kế không gian sao cho hợp lý và tối ưu nhất được mọi người đặc biệt quan tâm. Sử dụng nội thất thông minh “giấu đồ” là một giải pháp hiệu quả, vừa có đầy đủ công năng, vừa tiết kiệm không gian, vừa mang lại cảm giác gọn gàng, ngăn nắp cho căn nhà của bạn.

Gọn nhà với thiết kế “giấu đồ”
Cho “thế giới nhỏ” thêm sắc màu

Tạo ra những thay đổi nhỏ cho không gian sống bằng cách thêm một chút hương, sắc của những bình cành quả sẽ khiến nhà của chúng ta luôn tươi mới, tinh thần của mỗi thành viên cũng theo đó mà vui vẻ, dễ chịu.

Cho “thế giới nhỏ” thêm sắc màu

TIN MỚI

Return to top