ClockThứ Hai, 12/03/2018 13:00

Lan man chuyện xích lô

TTH - Nhiều người nói ngồi xích lô Huế khiêm tốn hơn, duyên hơn xích lô miền Nam, miền Bắc. Mà, đám cưới kiểu Huế rước dâu bằng xích lô thì “sang chảnh” chẳng kém ai...

Lan man về một điều đẹpKết nối & lan tỏaLan man Huế ẩm thực bình dân

Đám cưới kiểu Huế rước dâu bằng xích lô thì “sang chảnh” chẳng kém ai...

1 - Hồi bé, xóm mình có chú Ích lái xích lô. Và, chiếc xích lô của chú Ích là một phương tiện không thể thiếu của đám trẻ nít trong xóm vào những đêm Trung thu rộn rã tiếng cắc tùng.

Trước Trung thu, cứ tan học là lũ trẻ con tụ lại chộn rộn bàn kế hoạch làm đầu lân. Ai mua sơn, ai mua tre, mua giấy; rồi đứa nào múa chính, múa phụ, làm đuôi, làm ông địa... Phân chia công việc xong xuôi, cuối cùng là đi mua trống. Trống càng to đánh nghe càng sướng, càng oai. Mà trống to thì khiêng kiểu gì, chỉ có nước bỏ lên xích lô.

Thời chưa có xe ô tô bán tải chở cả đoàn lỉnh kỉnh lân, trống, giàn (sào tre) đi một lần như bây giờ, đội lân nào huy động được chiếc xích lô chở trống là bề thế, là hoành tráng lắm lắm dù có thể cái đầu lân bé tẹo, người múa cũng bé tẹo và tất nhiên, không bài bản, lớp lang như bây giờ.

Tất nhiên, xích lô không chỉ chở mỗi trống. Đứa đánh trống là con chú Ích ngồi trên xích lô thì hẳn rồi. Nhưng ở nơi để chân kiểu gì cũng có một hai đứa bó gối ngồi thu lu, hai bên dè trước và dè sau cũng vắt vẻo mỗi nơi mỗi thằng, tất nhiên càng nhẹ cân càng tốt. Còn chú Ích dù bặm môi rướn lưng gồng mình đạp nhưng ánh mắt vẫn lấp lóa niềm vui cùng con trẻ.

Nói chiếc xích lô của chú Ích quan trọng với tụi trẻ nít xóm mình là vậy.

2 – Lớn lên một chút, hơi hơi hiểu chuyện một chút, nghe nhiều người nói, ngồi xích lô đôi lúc có cảm giác áy náy, như là đang bóc lột sức lao động người khác thì cảm giác hơi... hoang mang. Nhà chú Ích nghèo, một chiếc xe gánh 5 miệng ăn. Hàng xóm ai đi đâu cũng ới chú Ích dù lúc đó, bước ra đầu xóm gọi xe thồ vẫn rẻ hơn. Đi chợ cũng chú Ích, chở bàn ghế tủ giường cũng chú Ích, vợ sinh cũng chú Ích... có lẽ nhờ vậy mà chú Ích nuôi mấy đứa con học hành đỗ đạt như ai.

Rồi lớn lên chút nữa, được đi nhiều nơi, vừa bản thân cảm nhận cũng vừa nghe nhiều người nói, xích lô ở Huế ngồi duyên hơn, khiêm tốn nhưng không kém phần lịch sự và "sang" hơn xích lô miền Nam, miền Bắc. Miền Bắc xích lô hơi nhỏ, ngồi thì như bật ngửa ra sau khiến cảm giác có hơi "địa chủ". Xích lô miền Nam thì cao. Người ngồi bước lên bước xuống hơi bất tiện, chưa kể yên xe cũng cao nên phần từ thắt lưng xuống 1 gang của người lái có cảm giác cứ "chập chờn" trên đầu khách.

Xích lô Huế lại khác. Mọi thứ dường như có chừng mực. Yên xe thấp hơn, giảm xóc cũng êm hơn, thành xe rộng vừa phải, chiều cao trung bình, lại tiện lợi khi bật mui lên để chở khách lúc trời mưa hay nắng gắt.

Mà ai đi xích lô Huế, không kể dân bản địa hay khách du lịch đều phải thừa nhận một điều, những bác tài chẳng khác nào kho tàng kinh nghiệm sống. Trên đường đi, chỉ cần gợi chuyện một chút, khách có thể nghe đủ thứ đông tây kim cổ khắp hang cùng ngõ hẻm, những trải nghiệm đầy nước mắt xen lẫn nụ cười. Rồi nhiều bác tài làm thơ, "bắn" tiếng Anh, tiếng Pháp đủ sức khiến không ít sinh viên ngoại ngữ, văn khoa mắt tròn xoe thán phục.

3 - Khoảng 20-30 năm trước, Huế có vài điểm đóng mới, sửa chữa loại xe này. Một điểm đối diện Trường THPT Nguyễn Huệ trên đường Đinh Tiên Hoàng, một ở đường Ông Ích Khiêm. Hai điểm này, nơi thì ông chủ bán nhà đi đâu không rõ, nơi thì chủ nhân mộ bây giờ chắc cỏ đã mọc đầy. Còn một điểm ở Trường Bia, mấy năm trước ông chủ tiệm cũng đã giải nghệ.

Không chắc chắn 100% nhưng mới đây mình rảo tới rảo lui mấy vòng mà không thấy còn điểm nào đóng mới, sửa chữa xích lô. Hỏi mấy bác tài hay đậu ở bến xe Nguyễn Hoàng, đường Đoàn Thị Điểm ai nấy cũng xác nhận, do là không còn ai bỏ tiền ra mua xích lô mới giá 6-7 triệu đồng/chiếc. Bởi từng đó tiền dư sức mua xe máy để chạy xe ôm, vừa nhẹ nhàng vừa kiếm nhiều hơn. Có lẽ vậy mà mấy tiệm đóng mới kiêm sửa chữa xích lô cũng rủ nhau đóng cửa.

Thời điểm trước, xích lô ở Huế đóng thì không nói, những chiếc xích lô nhập từ TP. Hồ Chí Minh về đến Huế đều được đem đi "độ" lại yên, chỉnh giảm xóc, thêm lọng thêm tán; thay bạt bít bùng bằng ni - lông trong suốt. Nhưng hiện tại, xe muốn “độ”, muốn sửa thì chỉ có nước tự mày mò, hoặc đến những nơi làm cửa bông sắt để sửa, để "độ". Kiểu như lúc trước ổ líp xích lô 42 răng, hư thì thay mới còn giờ đành phải chế từ líp xe máy (40 răng); trước xích lô xài bi rời, đạp nhẹ, ít tốn sức hơn thì giờ, nếu hư thì phải thay thế bằng ổ bi xe máy, đạp nặng hơn rất nhiều...

Xích lô cũng giống như nhiều thứ khác, xài hoài cũng đến lúc hỏng lúc hư. Mà quá trình “độ”, sửa cũng có giới hạn của nó. Đến lúc không thể “độ”, sửa được nữa, người đủ tiền mua xe mới thì tần ngần giữa xích lô và xe máy, người không đủ tiền lại chẳng biết làm sao bởi chỉ sợ đến lúc đó, những điểm sửa chữa xích lô còn lại trên đất Huế đã đi vào “truyền thuyết”...

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top