ClockThứ Sáu, 04/06/2021 11:12

Lan man trong tiết trời nắng nóng

TTH.VN - Từ mấy ngày nay trời nóng kinh khủng. Cái nóng có lúc làm người ta quan tâm hơn cả dịch bệnh.

Nắng nóng, khô hanh, nguy cơ cháy nổ lớnTuần lửa rừng mùa nắng nóngTuần tới, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nắng nóng

Dịch bệnh đang là điều đáng sợ. Nhưng câu cửa miệng của phần đông người dân là: “ Nóng quá, trời chi lạ…” .

Về thời tiết - năm ngoái thì mưa “ngập mặt”. Hết mưa rồi bão. Mới bước vào đầu hè năm nay mà thời tiết đã cực đoan đến thế! Hai năm nay, miền Trung và Thừa Thiên Huế là những nơi chịu nhiều thiệt hại hơn nhiều nơi khác, nếu tính đồng thời 3 sự đe dọa – dịch bệnh, bão lụt, nắng nóng hạn hán.

Người lao động di chuyển ở ngoài đường phải mặc bảo hộ kín mít từ đầu đến chân để đối phó với cái nắng bỏng rát, khó chịuẢnh: NQ

Trái đất này là trái đất chung nhưng khi có những sự cố nào đó… người nghèo bao giờ cũng là kẻ yếu thế. Ngay cả ứng phó với điều kiện thời tiết cực đoan, người nghèo, người ít điều kiện cũng chịu nhiều thiệt thòi.

Tôi quen một người em sống ở vùng ven thành phố. Lấy nghề làm nông là chính nhưng vì đất đai ngày càng chật hẹp do đô thị hóa, nên tập tành đi theo làm nghề cây cảnh. Nói là vậy nhưng thực ra dễ gì có kiến thức để chăm cây cảnh mà thực chất là đi đào, bứng cây cảnh để vô chậu. Ai cần thì sang cây từ chậu nhỏ sang chậu lớn; rồi vận chuyển cây… nói thẳng ra là nghề lao động tự do, lao động chân tay, chủ yếu là dùng sức. Một nghề dùng sức mà trong thời tiết như thế này là bất lợi vô cùng. Em kể. mấy ngày nay nhận đào bứng mấy cây mai. Cứ ra đào chừng 10 phút là phải vô nghỉ uống nước rồi lại ra đào. Vì vậy mà năng suất cũng thấp. Nếu một cây như thế này, những ngày thường, thời tiết mát mẻ thuận lợi chỉ làm trong một ngày thì nay phải hai ngày. Nếu nhận khoán, chia ra thì ngày công thu nhập chỉ còn một nửa. Nhưng không thể gắng sức hơn được nữa vì … nắng nóng.

Đây chỉ là một ví dụ trong vô vàn ví dụ của những người lao động tự do. Mà lao động tự do ở Việt Nam - một cách nói “ trực dẫn” của từ - khu vực lao động phi chính thức thì chiếm một tỷ lệ khá cao, ước tính đến 50-60% là ít.

Thế nên chính thời tiết cũng trở nên “bất công” với mọi người. Những người giàu, người làm trong các công ty xí nghiệp, người làm trong khu vực Nhà nước… ít nhiều cũng được hưởng một tí mát của không khí từ điều hòa. Nhưng người nghèo, người thu nhập thấp, người lao động tự do… khó hưởng được một sự cải thiện thời tiết như vậy. Đứa em làm cây cảnh nói trên kể rằng, ngày nào nghỉ, không đi làm thì xách võng ra đầu làng hoặc tìm một nơi nào tương đối mát để tránh nóng. Đang nghỉ hè nên mấy đứa con em cũng chịu nóng như vậy. Nếu chúng còn đi học, muốn mát (nhà trường bắt điều hòa) thì cha mẹ còn phải tốn một khoảng chi phí nữa – đóng góp mua điều hòa, góp trả tiền điện.

Tất nhiên, mỗi số phận con người. Kể cả mỗi quốc gia, dân tộc cũng không thể có điều kiện giống nhau. Cho nên mới sinh ra những điều kiện đời sống khác nhau. Bên cạnh một đời sống đầy đủ, thậm chí là xa hoa thì có một đời sống tương đối cực khổ, lam lũ khác.

Hiện tượng trái đất nóng lên, giờ không còn là một khái niệm mơ hồ mà dường như ai cũng cảm nhận được. Khó có thể “chỉ mặt đặt danh” chính xác ai đã gây nên điều này, ai là người làm cho thời tiết ngày càng cực đoan… nhưng chúng ta có thể biết, những nước giàu chính là những nước thải ra một lượng cacbon gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. “Gặm nhấm” vào tài nguyên thiên nhiên, làm cho thiên nhiên “trở chứng” cũng là người giàu tác động nhiều nhất. Tài nguyên rừng phần lớn là người nghèo đi khai thác, nhưng người được hưởng số tài nguyên này chủ yếu là người giàu, người có tiền. Nói như thế không có ý đổ lỗi tất cả những  mà thiên nhiên gây ra bất lợi là bởi người giàu, người có tiền. Nhưng nhìn vào thực tế, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nhóm người giàu, tuy chiếm tỷ lệ ít về số lượng nhưng vào hàng nhiều nhất .

Nhưng người giàu giờ đây cũng giảm đi một phần thú vị của cuộc sống. Sống ở nhà cũng phải ở trong phòng máy lạnh. Đi làm cũng phải trong phòng máy lạnh, thậm chí là đi nghỉ dưỡng cũng ở trong điều kiện có máy lạnh. Con người trở nên ít hài hòa với thiên nhiên. Muốn sống gần, sống cạnh thiên nhiên giờ đây cũng không phải dễ. Suy cho cùng, cũng là một sự thiệt thòi.

Nhiều nước đã đi quá xa trong phát triển, cái mà họ gọi là văn minh, hiện đại. Giờ nhiều người muốn quay trở lại, “sống chậm” lại nhưng cũng không hề dễ. Vì thế giới này đã ngày càng trở nên kết nối. Người muốn “sống chậm” chỉ là số ít, hoặc rất ít, hoặc nhiều nhưng chỉ là xu hướng, lác đác… vì muốn làm được thì cần không ít điều kiện, mà có những điều kiện quan trong nhất thì giờ đây đã không còn.

Trời nắng nóng, “lan man” vài dòng về mối quan hệ giữa thời tiết và con người; giữa con người với con người… Con người đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển. Nhưng trong quá trình phát triển, con người đã để lại không ít hậu họa cho thiên nhiên, môi trường.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nòng cốt trong chuyển đổi số

Với phương châm “Chuyển đổi số (CĐS) phải bắt đầu từ trong chính tổ chức Đoàn, từ đó lan tỏa đến đoàn viên thanh niên và xã hội”, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động nhằm thúc đẩy CĐS một cách hiệu quả và thiết thực.

Nòng cốt trong chuyển đổi số
Return to top