ClockThứ Ba, 22/12/2020 20:43

Mưu sinh giữa giá rét

TTH.VN - Những ngày nhiệt độ giảm sâu, thời tiết bên ngoài lạnh kèm với mưa phùn, những người lao động vẫn phải tất tả ngược xuôi mưu sinh. Từ sáng sớm cho đến màn đêm, họ vẫn miệt mài với công việc mưu sinh.

Bắc bộ và Trung bộ có mưa dông trên diện rộng, trời chuyển rétRa đồng ngày lạnh giáBệnh nhân không tăng đột biến dù mưa lạnh kéo dài

Giữa lạnh giá nhiều người vẫn mưu sinh

“Lâu rồi thời tiết Huế mới lạnh như ri. Nhưng cũng may, nhiệt độ giảm từ từ chứ không giảm đột ngột nên mình cũng dễ thích nghi”, chị Nguyễn Thị Bé, một người bán bánh dạo trên đường Nguyễn Khuyến nói với giọng run run.

Cũng giống như nhiều người lao động khác, công việc của chị Bé gần chục năm qua phải dãi nắng dầm mưa, mưu sinh qua ngày. Thời điểm này, sáng sớm hay đêm khuya, thời tiết có khi xuống dưới 14 độ C, ai ai cũng tất tả đi về thật nhanh trong ngôi nhà ấm áp, thì ngược lại, chị Bé phải dậy sớm. “Nhà ở Phú Mỹ, Phú Vang, 3 giờ sáng mình phải ra khỏi nhà, tới lò lấy bánh, rồi đạp xe đi bán dạo đến 7 giờ tối  mới dừng một chỗ để bán hết số bánh còn lại”, chị Bé kể.

Những ngày nắng việc bán hết trễ đã đành, nhưng với những ngày mưa lạnh như thời tiết những ngày qua là nỗi ám ảnh với chị. Ai ai cũng ở trong nhà, hạn chế ra ngoài nên thùng bánh của chị ế ẩm hơn ngày thường. Chị kể, ba ngày trở lại đây là thời điểm nhiệt độ giảm sâu, trời mưa liên tục nên việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. “Nhưng riết cũng quen. Cuộc sống mà, mưu sinh phải vậy thôi”, chị Bé nói và kể thêm rằng nhờ việc bán bánh dạo mỗi ngày chị kiếm 150.000 – 250.000 đồng, có đồng ra đồng vào lo cho cuộc sống gia đình.

Cũng như chị Bé, nhiều người đang phải tất tả mưu sinh giữa cái mưa lạnh bất thường của thời tiết trong đợt rét đậm cuối năm. Trong màn đêm tối, dưới ánh đèn vàng hắt hiu ở một góc trên đường Nguyễn Huệ, TP. Huế, bà Nguyễn Thị Riềng chỉ mong bán xong thúng trứng vịt lộn rồi về nhà thật sớm.

Gánh nặng mưu sinh từ bao nhiêu năm qua đè nặng trên đôi vai bà, không còn cách nào khác, thời tiết dù có ra sao bà cũng phải ra đường. Đặc thù của bán trứng vịt lộn vào ban đêm, từ 7 giờ tối đến tận khuya. “Ngày nắng, người ta đi chơi về khuya còn ngồi lại ăn. Nhưng chừ thì có mấy ai ra đường, nên bán ế lắm, thu nhập cũng giảm”, người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói với giọng co ro dù mặc khá ấm.

Một người trong nhóm thợ làm thuê ở Hương Long, TP. Huế đốt củi sởi ấm

Càng về đêm, những phận đời mưu sinh ngoài trời dù thưa đi nhưng vẫn không khó để bắt gặp. Ai cũng tất bật, bất chấp cái mưa lạnh, gió rét để mưu sinh với công việc đã gắn vào phận đời, kiếm sống qua ngày. Trùm kín trong áo mưa, ông Nguyễn Đức (52 tuổi, TP. Huế) giữ ấm cho mình bằng cách đi bộ quanh chiếc xe máy ở Ga Huế trong lúc chờ khách đi xe ôm.

Rất lâu rồi Huế mới có đợt rét lạnh đến cóng tay, cóng chân như vậy. Ngồi trong nhà đã run bần bật, huống gì đứng ở bên ngoài cả ngày. Nhưng vì công việc, không làm thì không được, khách thì thất thường, bất kể nắng mưa. “Có đêm không có khách nào. Nhưng có đêm cũng đi được vài cuốc xe. Riêng mấy đêm ni lạnh quá, khách toàn bắt taxi để đi, tui chờ một hồi không thấy khách nên tranh thủ về sớm”, ông Đức nói.

Không chỉ mưu sinh ở bên ngoài, nhiều người lao động ở trong nhà cũng ảnh hưởng bởi nhiệt độ giảm sâu những ngày qua. Gặp chúng tôi trong lúc thi công phần gỗ cho một cửa tiệm, một nhóm thanh niên trai tráng vẫn ngán ngẩm trước cái lạnh và mưa dầm “thâm căn cố đế”. Vừa làm, cả nhóm vừa tận dụng một ít gỗ vụn và quyết định mua lò để đốt, mọi người thay nhau sởi ấm.

Một người trong nhóm thừa nhận mình sức trẻ nhưng cũng cảm nhận được cái lạnh cóng, huống gì là những người già và trẻ nhỏ. “Sợ nhất là thời điểm ra khỏi nhà vào sáng sớm, gió vùn vụt hất vào mặt, mưa cũng cứ thế theo hướng gió mà tấp vào, lạnh tái tê”, người này nói.

Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, những ngày qua nhiệt độ trên địa bàn tỉnh giảm, trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất tại TP. Huế là 14,4 độ C, vùng A Lưới 13,2 độ C và Nam Đông 15.2 độ C. Những ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu nên có mưa, trời rét, nhiệt độ tăng nhẹ. Đi kèm với đó, tình trạng mưa còn tiếp tục kéo dài đến ngày 26 và từ ngày 27 mưa giảm dần, trời hửng nắng. Trước tình hình thời tiết bất thường như thế, người dân lưu ý giữ ấm, đặc biệt là người già và trẻ em, người bị tim mạch, huyết áp...

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top