ClockThứ Tư, 19/01/2022 16:07

Nét đẹp của người đưa thư báo

Gia đình tôi sống ở chung cư Đống Đa (TP. Huế). Bên cạnh nhà tôi có một bậc trung niên đặt mua báo “Tuổi trẻ”. Sáng nào cũng vậy, mới chưa đến 6 giờ, tôi đã thấy anh đưa thư báo mang báo tới cho gia đình láng giềng của tôi; mười bữa như một, không một ngày nghỉ ngơi. Nhiều bữa sáng trời mưa rét, đường phố rất ít người qua lại nhưng người đưa thư báo vẫn làm trọn vẹn công việc mà anh đảm nhận. Lại nữa, ở tầng dưới khu nhà tôi ở có một chị cán bộ cơ sở được cấp Báo Thừa Thiên Huế.

Sáng sáng, chị cán bộ này cũng được một người đưa thư báo khác mang báo tới tận nhà. Qua trò chuyện với họ, tôi được biết, hàng ngày, họ phải dậy rất sớm đi nhận báo, rồi cứ theo danh sách mà đưa báo đến cho từng người, bất kể người đó ở nội thành hay ngoại thành, ở phố hay ở nông thôn… Tính ra, mỗi ngày họ phải chạy xe tới hàng chục cây số. Nhìn những người làm việc cần mẫn, có trách nhiệm như họ, không ai là không cảm phục, không quý trọng. Bản thân tôi, nhiều lần có thư, báo từ nơi xa gửi đến, cũng được người của Bưu điện thành phố Huế mang đến giao tận nhà. Cầm vật phẩm mới được nhận trên tay, tôi mời anh đưa thư báo vào nhà uống nước, anh chỉ cười vui, nói lời cảm ơn rồi vội vã đi ngay.

Vẫn biết rằng việc đi đưa thư báo cũng là một nghề để mưu sinh. Nhưng tận tụy với nghề và có thái độ vui vẻ, chân tình khi đưa thư báo cho người được nhận là một việc làm không phải ai cũng làm tốt được, cũng theo đuổi suốt nhiều năm được. Cuộc sống mãi mãi ghi nhận và cảm ơn những người làm nghề đưa thư báo - những người hàng ngày mang đến cho nhiều người, nhiều gia đình một niềm vui về tinh thần, về tình cảm trong cuộc đời muôn vàn sự bề bộn, lo toan.

Huy Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chạy đua” với tết

Cận tết, đêm ở chợ đầu mối Phú Hậu, chợ Đông Ba nghe rõ bước chân vội vã của những người làm nghề “cửu vạn”. Những cánh tay quệt lau mồ hôi, những bữa ăn vội, cái chợp mắt chỉ vài phút làm cho nhịp sống ngày gần Tết Giáp Thìn thêm hối hả. Nhiều chị em phụ nữ gồng mình bốc vác hàng nặng nhưng không quên hối nhau: “Chạy đua nhanh lên cho kịp tết”.

“Chạy đua” với tết
Đằng sau gánh nặng mưu sinh

Không khó để bắt gặp hình ảnh các cụ bà dưới nắng mưa, gió lạnh, bất kể ngày hay đêm vẫn miệt mài vất vả mưu sinh trên đường phố Huế. Đã bao giờ bạn thử ngồi xuống một gánh hàng rong, mua một thứ gì đó của các mệ và lắng nghe những nỗi niềm của người bán hàng khắc khổ? Chắc chắn bạn sẽ có được một trải nghiệm rất thú vị và nhận ra rằng bạn may mắn biết chừng nào.

Đằng sau gánh nặng mưu sinh
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ
Mưu sinh từ rác

Ở thị xã Hương Thủy, đặc biệt là phường Thủy Châu hiện nay có không ít phụ nữ “lo cơm” cho gia đình bằng cách đến bãi rác tìm ve chai, phế liệu. Phần lớn trong số này có hoàn cảnh khó khăn.

Mưu sinh từ rác
Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh

Toàn tỉnh có hơn 33 ngàn người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được chi trả lương hưu hàng tháng, chỉ chiếm xấp xỉ 24% tổng số người cao tuổi (NCT) trên địa bàn, số còn lại phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có nguồn thu nhập ổn định.

Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh
Return to top