ClockThứ Ba, 06/10/2020 16:36

Người bà con xa

TTH - Con quét cái sân xong rồi về! O Hường nói vọng vào khi mẹ tôi giục vì quãng đường về nhà O khá xa và chiếc xe đạp cọc cạch không có đèn.

Bao giờ cũng thế, lúc nào nhà tôi có kỵ chạp O cũng là người về sau cùng khi mọi việc đã đâu vào đó. O là họ hàng xa với mẹ tôi, lấy chồng cách nhà tôi một quãng đủ xa với người chỉ biết đi xe đạp. Thế mà bao giờ O cũng có mặt sớm nhất khi nhà tôi có việc. Mẹ tôi xem O như chị em thân tình, có cái gì ngon cũng để phần cho O. Bao giờ đi xa món quà đầu tiên mà mẹ nghĩ tới là O. Thân thuộc đến độ mẹ tôi rành luôn cả việc O không ăn được đồ lạnh, đồ cứng mà chỉ thích mấy thứ khô khô, kiểu như bánh mì "siêu thị" chấm sữa. Thế nên, hành trang lúc trở về từ phố bao giờ cũng có hai ổ bánh mì "siêu thị" với lon sữa đặc có đường cho O.

 O có ba đứa con trai, đứa lớn đã đi làm, hai đứa sau, một đứa đang học cấp 2, đứa chuẩn bị tốt nghiệp trường nghề. Chồng O làm thợ phụ đúc bờ lô, nhưng sức khoẻ không tốt, làm bữa được bữa không, thu nhập chính của cả nhà phụ thuộc vào O, là chân phụ việc cho chủ làm ở lĩnh vực xây dựng. Thu nhập dù không cao nhưng được cái siêng năng, chịu khó, tháng 30 ngày O hầu như rất ít nghỉ, nên vừa nhận được lương đầy đủ lại được thưởng, thành ra tằn tiện cũng đủ chi tiêu.

Mấy đứa con trai của O thấy mẹ làm việc vất vả nên cũng chịu khó phụ mẹ khi nghỉ hè, ngày nghỉ, lại lo học hành. Đứa lớn đi làm có tiền cũng tiết kiệm mua xe, lo cho em ăn học. O thường nói: "Tui rứa mà sướng, ba thằng con trai thương tui lắm. Đi làm về trưa hắn nấu cơm cho ăn. Buổi tối rảnh là hắn phụ giặt áo quần, có khi còn chở mẹ đi uống cà phê. Mà tui có biết uống cà phê mô. Uống vô là hắn say chi lạ. Bởi rứa tui ít khi đi lắm, ra quán tốn kém, với lại không quen, ốt dột ...

 Tôi chợt nghĩ, những người phụ nữ quê luôn sống vì chồng, vì con như O nên hạnh phúc của họ cũng đơn giản là khi chồng con, người thân vui vẻ, hạnh phúc. Ở họ dường như không có cái gọi là tị nạnh, hơn thua với đời. Vì thế mà cuộc sống của họ nhẹ nhàng, bình yên lắm. Cứ nhìn cách O đối xử với mẹ tôi, với hàng xóm và với cả người vừa đâm xe vào O sáng nay, O vẫn ân cần hỏi thăm, rồi bôi thuốc đến nỗi người kia ngượng ngùng... mới thấy thực ra sống đơn giản như O mới là đỉnh cao của cách sống  vui vẻ, hạnh phúc. Đó có lẽ là điều chúng tôi dù mãi đi tìm vẫn chưa thể đạt được.

 HỒNG TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Return to top