ClockThứ Năm, 29/06/2023 06:52

Nhiều giải pháp đốc thu - giảm nợ

TTH - Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn bị ngưng trệ, các doanh nghiệp (DN) có quy mô nhỏ và siêu nhỏ dừng hoạt động, giải thể, thậm chí phá sản nên tình hình tham gia bảo hiểm cho người lao động (NLĐ) giảm, song nợ bảo hiểm gia tăng. Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm đốc thu - giảm nợ, góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế sau khi hết thời hạn hỗ trợ Sử dụng truyền thông đa phương tiện để tuyên truyền bảo hiểm Đối thoại, tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

leftcenterrightdel
Tư vấn, giới thiệu các chính sách bảo hiểm đến với người dân 

Nợ bảo hiểm gia tăng

Nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đồng nghĩa với việc DN không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với NLĐ, không hợp tác với cơ quan BHXH để giải quyết các chế độ cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Các hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội mà còn trực tiếp vi phạm lợi ích cơ bản về an sinh xã hội của NLĐ.

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, tình trạng nợ bảo hiểm tiếp tục gia tăng, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến 31/5/2023 là 257.897 triệu đồng, tăng 18.810 triệu đồng so với tháng trước. Theo đó, số tiền nợ của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN khá nhiều, trong đó nợ BHXH là 188.355 triệu đồng, giảm so với tháng trước 1.117 triệu đồng; nợ chậm đóng 23.786 triệu đồng; nợ đọng 12.851 triệu đồng; nợ kéo dài 111.848 triệu đồng và nợ khó thu 39.870 triệu đồng.

Ngoài ra, các đơn vị còn nợ BHYT với hơn 16.300 triệu đồng, nợ BHTN 6.982 triệu đồng, nợ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 1.557 triệu đồng. Số tiền ngân sách Nhà nước chưa chuyển đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng là 44.692 triệu đồng.

leftcenterrightdel
BHXH tỉnh tổ chức đối thoại với CBCNV-LĐ Công ty Scavi Huế về chính sách BHXH, BHYT 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ bảo hiểm tăng là do đa số các DN trên địa bàn chủ yếu hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, dịch vụ, du lịch và may mặc, cùng với một số đơn vị xây dựng nên ảnh hưởng của dịch COVID-19 có xu hướng kéo dài khiến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ngưng trệ. Trong đó, một số DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ đã dừng hoạt động, giải thể, thậm chí phá sản; số lượng DN sử dụng dưới 10 lao động chiếm số lượng rất lớn so với tổng số DN đóng trên địa bàn.

Mặt khác, hầu hết NLĐ làm việc trong các DN này thường xuyên bỏ việc nên việc quản lý tham gia đóng BHXH rất khó khăn; một số lượng lớn NLĐ sau Tết Nguyên đán có xu hướng trở vào các tỉnh, thành phố phía Nam làm việc nên việc tham gia BHXH không ổn định.

Giải pháp đốc thu - giảm nợ

Với mục tiêu giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch BHXH Việt Nam và UBND tỉnh giao; đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong việc thụ hưởng các chính sách bảo hiểm, BHXH tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, biện pháp đôn đốc thu, thu hồi số tiền chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Theo Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Viết Dũng, đơn vị đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đốc thu giảm nợ, thực hiện thu đạt kế hoạch về số người tham gia, số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ tiêu được BHXH Việt Nam giao. Đồng thời, tiếp tục triển khai rà soát, điều tra, khai thác người tham gia bảo hiểm theo dữ liệu cơ quan thuế cung cấp.

Trong đó, Tổ công tác liên ngành thu nợ tiếp tục tổ chức làm việc với các đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên; ban hành văn bản đôn đốc các DN đã làm việc với tổ công tác liên ngành thu nợ năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023 thực hiện chuyển nộp tiền đóng theo đúng cam kết, đồng thời bố trí cán bộ thu về trực tiếp tại các DN để làm dữ liệu thuế và đôn đốc thu hồi tiền chậm đóng. Đơn vị cũng phối hợp với các tổ chức dịch vụ và các đơn vị sử dụng lao động để cập nhật số căn cước công dân/định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT và cài đặt, sử dụng ứng dụng BHXH số (VssID).

Ngoài việc tăng cường đối thoại với các đơn vị chậm đóng bảo hiểm để tuyên truyền các quy định của pháp luật, từ quý III/2023 BHXH tỉnh tích cực phối hợp với các ngành có liên quan xử lý kịp thời các đơn vị chậm đóng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Đồng thời, tiến hành thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất đối với các đơn vị, DN chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN… từ 3 tháng trở lên; đề xuất các biện pháp xử lý đối với các đơn vị, DN có hành vi vi phạm pháp luật về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm.

Một trong những biện pháp mạnh là định kỳ, đơn vị báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về tình hình các đơn vị, DN chậm đóng bảo hiểm; đồng thời thông báo danh sách đơn vị, DN chậm đóng cho Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan và DN tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hội DN... để làm cơ sở xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng; đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh cho các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC03) thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và BHXH tỉnh trong công tác trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. Đối với các đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng các loại hình bảo hiểm cho NLĐ có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị điều tra theo pháp luật hình sự.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững

Huy động nguồn lực, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) phát triển, tận dụng các lợi thế khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giúp Huế khai thác hiệu quả nguồn thu ngân sách, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững

TIN MỚI

Return to top