ClockThứ Hai, 21/08/2023 06:41

Giúp người nghèo từ… 1.000 đồng

TTH - Với số tiền ít ỏi tưởng chừng khó mua được món đồ nào, nhưng bằng cách tiết kiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Phú Lộc, từng ngàn đồng được góp lại sẽ có một nguồn quỹ để giúp những người nghèo không có khả năng lao động, đau ốm, bệnh tật.

Gần 700 triệu đồng cho người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khănVận động viên nhiều tỉnh thành tham gia giải quần vợt "Chung tay vì người nghèo"Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

leftcenterrightdel
Hỗ trợ các địa chỉ nhân đạo tại xã Vinh Mỹ 

Về huyện Phú Lộc, chúng tôi được nghe kể nhiều mô hình ý nghĩa về giúp nhau giảm nghèo từ các cơ quan, đơn vị, dòng họ. Ông Hồ Trọng Cầu, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy phấn khởi: “Trong các mô hình đã thực hiện, một mô hình đang được nhân rộng và nhiều niềm tin sẽ giúp giảm tỷ lệ nghèo là phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiết kiệm ít nhất một ngày một ngàn đồng để giúp đỡ hộ nghèo”.

Thực hành tiết kiệm để giúp đỡ hộ nghèo bắt đầu từ mô hình ở xã Vinh Mỹ. Ông Lại Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc cho biết), từ năm 2016, đơn vị đã nhận địa chỉ nhân đạo để hỗ trợ. Công đoàn huy động đoàn viên tiết kiệm giúp địa chỉ nhân đạo, đối với cán bộ, viên chức hưởng lương là 60 nghìn đồng/quý, cán bộ bán chuyên trách là 30 nghìn đồng/quý, bên cạnh đó cũng huy động thêm các mạnh thường quân, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo thông qua nguồn hỗ trợ thu nhập hằng tháng. Năm 2023, đơn vị hỗ trợ hai hộ nỗ lực thoát nghèo.

Tháng 6/2023, từ chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, Liên đoàn Lao động huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai rộng khắp trong từng công đoàn cơ sở. Bà Trần Thị Xuân Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phú Lộc chia sẻ: “Có 2.909 cán bộ, viên chức, người lao động ở các cơ sở trực thuộc. Nếu tính số tiền mỗi người một ngàn mỗi ngày, thì hằng ngày sẽ có ít nhất hơn 2,9 triệu đồng. Số tiền ấy tích lũy qua năm sẽ rất lớn. Ngoài các công đoàn khối xã, thị trấn, khối hành chính, trường học thì nhiều công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp cũng đăng ký “xin” tham gia và triển khai rất tích cực. Huyện Phú Lộc cũng là địa phương trong tỉnh tiên phong thực hiện phong trào này”.

Điển hình như tại phòng giao dịch huyện Phú Lộc - Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, nhiều cán bộ, nhân viên ở đây tình nguyện thường xuyên góp nhiều hơn 1.000 đồng/ngày để hỗ trợ người nghèo. Một cán bộ ở đây chia sẻ: “Số tiền ấy ít và rất dễ tiết kiệm hằng ngày. Tuy nhiên, nếu duy trì được, từng ngàn đồng được góp sẽ hỗ trợ phần nào cho những hộ nghèo không có khả năng lao động, bị bệnh hiểm nghèo, hộ nghèo neo đơn và khuyết tật”.

Điểm hay là từ ngày triển khai, phong trào không gặp bất cứ khó khăn gì, ngược lại nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị. Theo bà Hương, từ kế hoạch và phát động cấp huyện, các công đoàn cơ sở trực thuộc đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong cách làm. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa nhân văn của phong trào, chuyện mỗi ngày tiết kiệm một ngàn đồng giúp đỡ người nghèo dần trở thành thói quen của nhiều người.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc cho biết, đến đầu năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn là 5,64%; trong đó, tổng số hộ nghèo 1.139 hộ, chiếm tỷ lệ 2,74%; tổng số hộ cận nghèo 1.204 hộ, chiếm tỷ lệ 2,90%. Mục tiêu của huyện là phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 1,5%. Mục tiêu đó có những khó khăn, bởi huyện Phú Lộc đang còn những rào cản trong công tác giảm nghèo bền vững. Tổng số hộ nghèo không có khả năng lao động trên địa bàn huyện 748 hộ/1.139 hộ. Đây là những trường hợp già yếu hoặc bệnh tật, mất khả năng lao động. Huyện Phú Lộc đề ra nhiều giải pháp và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với mong muốn không để ai bị bỏ lại phía sau và những phong trào như “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiết kiệm ít nhất một ngày một ngàn đồng để giúp đỡ hộ nghèo” được kỳ vọng sẽ tạo được chuyển biến tích cực.

Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Phú Lộc, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiết kiệm ít nhất một ngày một ngàn đồng để giúp đỡ hộ nghèo” được thực hiện trong hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ đến ngày 1/7/2024 và giai đoạn 2 nối tiếp được thực hiện đến ngày 30/12/2025. Sau khi Liên đoàn Lao động huyện tiếp nhận đầy đủ, sẽ bàn giao cho đơn vị chức năng liên quan để sử dụng quỹ hiệu quả, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, nhất là các hộ nghèo không có khả năng lao động, bị bệnh hiểm nghèo; hộ nghèo neo đơn và khuyết tật.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để Luật Đất đai sớm đi vào đời sống

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 của Chính phủ, hiện các cấp, các ngành đang tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn phổ biến để Luật Đất đai sớm đi vào đời sống.

Để Luật Đất đai sớm đi vào đời sống
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Return to top