ClockThứ Tư, 10/01/2024 11:23

Rà soát đối tượng tiềm năng, phát triển người tham gia bảo hiểm

TTH - Năm 2023 nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải cắt giảm lao động, ảnh hưởng bất lợi đối với công tác khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, nhờ triển khai nhiều giải pháp nên BHXH tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tạo tiền đề cho năm 2024.

Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu sốPhát triển người tham gia bảo hiểm: Linh hoạt triển khai các giải phápTP. Huế tăng cường phát triển người tham gia bảo hiểm

 Tuyên truyền các chính sách bảo hiểm đến với người dân

Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt hơn 99,8%

Năm 2023, số người tham gia BHXH bắt buộc hơn 128.000 người, đạt 97,43% so với chỉ tiêu giao; số người tham gia BHXH tự nguyện 19.950 người, đạt gần 81%; BHTN hơn 119.800 người, đạt 97,37%; BHYT 1.163.000 người, đạt hơn 100%, độ bao phủ BHYT đạt 99,85% so với dân số toàn tỉnh.

Trong năm, với nhiều nỗ lực cố gắng, việc thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều DN lớn trên địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dệt may không có đơn hàng nên phải cắt giảm lao động với số lượng lớn. Cùng với đó, một số lượng lớn người lao động đi vào các tỉnh, thành phố phía nam làm việc... dẫn đến giảm số lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHTN. Theo đó, số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2023 là 3.668 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 102,46% so với chỉ tiêu giao. Trong đó, thu BHXH bắt buộc 2.180 tỷ đồng, BHXH tự nguyện 88 tỷ đồng, BHTN 160 tỷ đồng và BHYT 1.240 tỷ đồng.

Cùng với công tác khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, năm 2023 BHXH tỉnh đã giải quyết 1.129 trường hợp hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và trợ cấp một lần cho 13.783 người hưởng (trong đó 12.578 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần). So với cùng kỳ năm trước, số người hưởng các chế độ hàng tháng giảm 4,8%, số người hưởng trợ cấp một lần tăng 43,1%. Đồng thời, xét duyệt, giải quyết chế độ ngắn hạn cho 80.346 lượt người; quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho 33.232 người hưởng, tăng 1,3% so với năm trước. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết chi trả 10.669 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp và 740 trường hợp hỗ trợ học nghề.

Để đạt được các kết quả trên, công tác truyền thông, phổ biến chính sách BHXH, BHYT được BHXH tỉnh đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Trong đó, tập trung truyền thông ưu điểm, ý nghĩa nhân văn của BHXH, BHYT; quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; truyền thông về sự thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình khi tăng mức lương cơ sở để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; truyền thông để người lao động hạn chế tình trạng nhận BHXH 1 lần; về dự thảo Luật BHXH sửa đổi... Qua đó, tiếp tục làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân, tích cực, chủ động tham gia, thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Theo lãnh đạo BHXH tỉnh, năm 2023 đơn vị đẩy mạnh các hình thức truyền thông hiện đại, đa phương tiện trên ứng dụng internet để đa dạng hóa các hình thức truyền thông, bảo đảm người dân có thể tiếp cận kịp thời, dễ dàng mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Huế-S để được cấp quyền truy cập, đăng tải tin bài trên nền tảng làm việc số, phục vụ tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT; theo dõi, giải đáp chính sách BHXH, BHYT và hỗ trợ hướng dẫn cài đặt, đăng ký sử dụng ứng dụng VssID.

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Năm 2024, để thực hiện các chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN gắn với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, BHXH tỉnh tăng cường công tác truyền thông chính sách, pháp luật về bảo hiểm một cách hiệu quả, sâu rộng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong đó, tổ chức các hội nghị truyền thông, hội nghị khách hàng, truyền thông theo nhóm nhỏ hỗ trợ công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông theo chiến dịch, theo chủ đề, chuyên đề nhân các sự kiện lớn để tạo hiệu quả đồng bộ, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội và ý thức tự giác chấp hành, tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo BHXH tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới đơn vị tập trung khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ tiêu kế hoạch của năm 2024, phấn đấu đạt và vượt kế hoạch về số người tham gia, số tiền thu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN theo chỉ tiêu được giao, khắc phục tình trạng chậm đóng. Chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác BHXH, BHYT, BHTN; thường xuyên tổ chức các buổi làm việc của tổ thu nợ liên ngành để triển khai thực hiện nhiệm vụ, đạt kết quả đề ra.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa là tập trung rà soát các nhóm đối tượng tiềm năng chưa tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để triển khai các giải pháp khai thác, phát triển người tham gia; phối hợp với tổ chức dịch vụ thu tổ chức hội nghị khách hàng, ra quân tuyên truyền tại các cụm dân cư, từng nhà dân để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT, đồng thời phối hợp vận động thân nhân của công chức, viên chức các sở, ban, ngành tham gia BHXH tự nguyện.

Để thực hiện các mục tiêu trên, BHXH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc giám định trên hệ thống phần mềm giám định BHYT để quản lý chi phí khám,chữa bệnh BHYT tốt hơn, giám sát việc khám, chữa bệnh nhiều lần trong ngày, trong tuần, trong tháng, thay đổi phương pháp giám định. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID; thực hiện nghiêm túc các nội dung Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều tiện ích từ “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0”

Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều tiện ích từ “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4 0”
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Return to top