ClockThứ Hai, 11/12/2023 11:40

Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự do được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động. Để chính sách an sinh này đến với người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số (DTTS), BHXH 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận với các chính sách của Nhà nước.

“Hành trang khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”Giao lưu tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu sốThêm cơ hội cho đồng bào thoát nghèo

 Tuyên truyền chính sách bảo hiểm đến với người dân xã Thượng Lộ (Nam Đông)

Tuyên truyền bằng tiếng dân tộc

A Lưới có trên 75%  người DTTS. Tính đến hết tháng 11/2023, toàn huyện A Lưới có gần 3.000 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 97,60% so với kế hoạch giao; hơn 1.700 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 76% kế hoạch; gần 48.000 người tham gia BHYT, đạt 99,54% so với kế hoạch giao năm 2023.

Theo đoàn cán bộ và nhân viên đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) xã A Ngo đến tuyên truyền chính sách bảo hiểm cho các hộ dân là người DTTS, mới thấy được nỗi vất vả khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tại đây. Trên 80% hộ dân sống phụ thuộc vào nương rẫy, chăn nuôi quy mô hộ gia đình nên không những không có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện, mà tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, khi ốm đau, bệnh tật người dân không có BHYT để khám, chữa bệnh, không có tiền chi trả viện phí nên nhiều trường hợp tự điều trị ở nhà, dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng và nguy hiểm đến tính mạng. 

“Nhà có 6 người, sống phụ thuộc vào 2 sào ruộng và chăn nuôi lợn rừng, thu nhập không đủ ăn và trang trải tiền học cho 2 con, lấy đâu ra tiền mà mua bảo hiểm. Vẫn biết sau này già sẽ nghèo khó, khi ốm đau không có thẻ BHYT để khám, chữa bệnh, nhưng do không có tiền nên không thể tham gia”, chị Hồ Thị Rèng, xã A Ngo chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã A Ngo, bà Hồ Thị Mai, với đặc thù là huyện miền núi, có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vì vậy việc khai thác, phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chính quyền địa phương cùng với BHXH huyện nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, tổ chức các buổi đối thoại, bám làng, bám bản để đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc nhằm đưa chính sách an sinh của Đảng đến với đồng bào DTTS.

Tiêu biểu như cuối tháng 11/2023, BHXH tỉnh phối hợp với huyện A Lưới tổ chức buổi đối thoại, giới thiệu về những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; những nội dung cơ bản về chính sách BHYT theo hộ gia đình; giới thiệu về mức đóng, phương thức đóng, quyền lợi khi tham gia BHYT theo hộ gia đình và chính sách ưu việt của BHXH tự nguyện cho người dân tộc Tày, Mường và Tà Ôi... Ngay trong buổi đối thoại, đã có nhiều hộ dân hiểu và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Tại huyện Nam Đông, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của BHXH, các trưởng thôn, trưởng bản đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Đây là cách làm hiệu quả, phù hợp với tập quán sinh hoạt mang tính chất cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS, trình độ dân trí không đồng đều. Với cách làm trên, những khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ đã được xóa bỏ.

Để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH hiệu quả, BHXH huyện Nam Đông đã lựa chọn những cán bộ tuyên truyền có khả năng truyền đạt bằng tiếng dân tộc, hiểu được phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn để tham gia tuyên truyền, vận động. Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện.

Phát triển đối tượng tham gia

Theo BHXH tỉnh, xác định công tác truyền thông có vai trò quan trọng, thời gian qua, truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của ngành luôn được ưu tiên tập trung các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan; tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông trên địa bàn, đặc biệt là truyền thông bằng tiếng dân tộc cho người DTTS tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Nội dung, hình thức truyền thông được đổi mới theo hướng đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm người, vùng miền; được tiến hành thường xuyên, liên tục, tạo sự đồng thuận và lan tỏa truyền cảm hứng, như: đối thoại, tư vấn trực tiếp, mạng xã hội, hệ thống tổng đài hỗ trợ của BHXH tỉnh, huyện… Ngoài ra, các hội nghị được tổ chức tại những địa điểm, thời gian linh hoạt, phù hợp với từng bản địa dân cư và được tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng DTTS.

Giải pháp để phát triển đối tượng tham gia nữa đó là chủ động đẩy mạnh truyền thông về gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, sáng tạo, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Qua đó, góp phần lan tỏa, phát huy tinh thần tương thân tương ái, vận động, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm làm công tác thiện nguyện, giúp đỡ những người yếu thế, khó khăn được tham gia BHXH, BHYT; cùng chung tay xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao phủ tới người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu

TIN MỚI

Return to top