ClockThứ Năm, 21/11/2019 14:28

Ở Huế, nơi nào sản xuất giấy vàng mã

TTH - Ngồi cà phê sáng với hai người hàng xóm mới quen ở cầu Lim 2, thấy và nghe được chuyện này.

Cuồng tín & trục lợi tâm linh - cần ngay sự chấn chỉnh!Không rải muối, đốt vàng mã dưới gốc câyQuy định đốt rải vàng mã: Còn nặng lý thuyết

Một cơ sở làm vàng mã ở phường Thủy Xuân. Ảnh: MC

Chuyện thấy đó là: vì sao có chiếc cầu Lim 2 trên một vùng đất đồi bằng phẳng? Ấy là thời bao cấp, công trình thủy lợi Nam sông Hương được xẻ dòng dẫn nước từ sông Hương về tưới tắm đồng ruộng. Không biết trước đây nó có thực hiện được chức năng đó không, nhưng nay thì không còn tác dụng nữa. Chiếc cầu Lim 2 bắc qua dòng kênh này. Cách đây mấy tháng, thấy có để biển báo “cầu yếu, xe chạy chậm”. Mấy ngày nay thấy hai chiếc xe ủi múc bùn đất dưới lòng cầu, đổ cát vào lu nén, không biết là để gia cố hay sử dụng vào mục đích gì.

Từ khi hệ thống thủy lợi Nam sông Hương không còn phát huy tác dụng, nó trở thành nơi để người dân đổ rác. Một đoạn ngắn từ chân cầu Lim 2 chạy về phía đông, ven hệ thống công trình này là nhà dân. Không ít chỗ, người dân đã lấn chiếm. Nhưng điều quan trọng nhất là môi trường trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mọi loại chất thải và cả rác thải đều đổ xuống đây, lâu ngày trở thành một nơi sình lầy bẩn thỉu. Rất có thể nơi đây trở thành ổ dịch bệnh nếu có dịch sốt xuất huyết xảy ra.

Theo người viết, đất để làm hệ thống công trình thủy lợi Nam sông Hương là đất công, cần được quản lý chặt chẽ. Một khi tác dụng thủy lợi không còn, có thể đo đạc lại để dùng vào mục đích khác, ví dụ như trồng cây để tạo mảng xanh cho công cộng. Cũng có thể đấu giá để thu tiền cho ngân sách.

Còn đây là chuyện nghe. Rồi thoáng giật mình.

Tôi đã sống ở nhiều tỉnh miền Trung, nơi nhiều thì vài mươi năm, nơi ít cũng 5 năm. Tôi thấy không ở đâu đốt vàng mã nhiều như ở Huế. Cúng kỵ cũng đốt vàng mã; tang gia cũng đốt vàng mã; rằm, ba mươi mùng một; tất niên, tân niên; khánh thành nhà mới, công trình… đều có đốt vàng mã, tức là một lượng giấy khổng lồ được sản xuất ra để phục vụ cho “ngành tiểu thủ công nghiệp” này. Quan sát vật liệu để làm ra vàng mã, thấy chủ yếu là giấy tái chế. Vàng mã thì có muôn hình vạn trạng, đủ kích cỡ, đủ màu sắc… Dường như những vật dụng trong cuộc sống có gì thì vàng mã có thứ đó, kể cả những vật dụng đắt tiền như ô tô, xe máy xịn… Điều này cho biết, có một lượng thuốc nhuộm hóa chất cũng khổng lồ chẳng kém được dùng để phục vụ cho việc sản xuất vàng mã. Giấy tái chế thủ công, thuốc nhuộm đều là những thứ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý và xử lý tốt. Thế nhưng hồi giờ, trên các diễn đàn, trên các phương tiện truyền thông… thấy ít ai để ý đến điều này. Ví như đặt ra những câu hỏi: ở Huế nơi nào tái chế giấy thải loại; nơi nào sản xuất giấy màu để cung cấp làm vàng mã; các cơ sở sản xuất hiện được đặt ở chỗ nào; nó có được cấp phép và quản lý chặt chẽ hay không?

Trong ngành hàng may mặc, ngành dệt nhuộm là ngành gây ô nhiễm môi trường thuộc hàng số một; nước nào cũng có nhu cầu may mặc, thậm chí là rất cao, nhưng chính những nước ấy từ chối các dự án dệt nhuộm. Các dự án này thường đầu tư vào những đất nước nghèo, những vùng nghèo, dân cư thu nhập thấp cần thu nhập và cần công ăn việc làm. Đầu tư công nghệ xử lý chất thải của ngành này đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, ngay những nhà máy có năng lực tài chính tốt đôi khi cũng không làm tốt điều này. Nhà máy bột ngọt Vedan thải nước thải trực tiếp ra sông là một ví dụ về việc “né” đầu tư xử lý chất thải tốn kém.

Nếu ở Huế, việc tái chế giấy, nhuộm giấy để làm vàng mã được làm với hình thức thủ công thì việc các cơ sở không đủ năng lực tài chính để đầu tư hệ thống xử lý nước thải là việc có thể xảy ra. Một khi nó đã như thế thì chắc chắn gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ nghiêm trọng! Nếu nó thải trực tiếp ra môi trường thì càng nguy hại.

Hai người hàng xóm nêu ở đầu bài cho tôi biết một thông tin: “ở trên kia” (xin được không nêu địa chỉ cụ thể) có một cơ sở sản xuất giấy hàng chục năm nay. Cơ sở này không bao giờ cho người ngoài vào, cái kiểu như “hoạt động bí mật”. Mỗi ngày họ sử dụng một lượng nước rất lớn nhưng không biết xử lý như thế nào!?

Đề nghị chính quyền, các ngành chức năng nên lưu ý thông tin trên; soát xét lại trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu cơ sở sản xuất giấy tái chế; nhuộm vật liệu sản xuất vàng mã thủ công để có biện pháp xử lý phù hợp.

Lê Cát Sơn

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
Return to top