ClockThứ Ba, 11/05/2021 14:24

Phòng dịch không đợi nhắc

TTH - Đang tính chưa biết phải nói thế nào để từ chối khéo đi đám cưới thì em đã đăng lên facebook cá nhân xin tạm hoãn tiệc cưới, dù lúc đó dịch chưa xuất hiện ở Huế và lệnh cấm tập trung đông người chưa được ban hành.

Lý do của em thật dễ thương như tính cách luôn nghĩ cho người khác của em vậy: Dịch đã xuất hiện vài nơi, với người ở gần có thể không sao nhưng người ở xa sẽ bất tiện đi lại. Lỡ không may có ai đó không biết mình là F đi dự tiệc cưới thì khó cho cả xã hội.

“Em đã chờ đợi hơn 30 năm mới gặp được người thương thì chờ qua dịch làm đám cưới có sá gì”. Câu kết ở status của em khiến những người bạn, người thân không chỉ thôi áy náy mà còn không tiếc lời chúc phúc cho vợ chồng em. Tôi tin, đám cưới sau của em khi khống chế được dịch bệnh, trở lại trạng thái bình thường mới sẽ đông vui và trọn vẹn hơn.

Cũng như em, một người thân của tôi cũng vừa gọi điện báo hoãn tiệc đính hôn cho con gái, dù ban đầu cũng dự tính chỉ làm vài mâm trong gia đình. Chị nói, gia đình hai bên đã thống nhất sẽ bỏ luôn tiệc đính hôn. Đợi hết dịch tổ chức lễ cưới luôn thể, vừa giản tiện lại giảm bớt được chi phí, đi lại cho đôi bên vì nhà trai ở xa.

Tôi cũng thấy nhiều nhà hàng, quán ăn thông báo tạm nghỉ hoặc chỉ bán mang đi dù chưa có quy định dừng/cấm... đã phần nào cho thấy ý thức của người dân ngày càng tăng trong việc phòng chống dịch. Riêng việc đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của rất nhiều người, nhiều thành phần xã hội, từ em học sinh đến chị tiểu thương, bác xe thồ... Thế nhưng, đâu đó vẫn còn tình trạng thiếu ý thức trong phòng chống dịch, chưa đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc đeo không đúng cách, chưa khai báo y tế đầy đủ, chưa tuân thủ các biện pháp cách ly, giãn cách... Và vẫn có người đăng những thông tin thất thiệt về COVID-19 gây hoang mang cho xã hội. Những hành động này, ngoài bị xử lý theo pháp luật cũng phải cần “tẩy chay” như những nghệ sĩ có hành động, việc làm xấu xí bị cộng đồng mạng tẩy chay vậy. Phải thật nghiêm trong xử lý và tỏ thái độ rõ ràng để không bao giờ có cụm từ “tái phạm”.

Huế đã xuất hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2, đó là điều không ai mong muốn. Nhưng quan trọng hơn, nếu chủ quan lơ là, ai cũng có thể là F. Thế nên, trong lúc này, ngoài nỗ lực khoanh vùng, dập dịch, cách ly, điều trị... của lực lượng tuyến đầu, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo “5K” luôn được tuân thủ thì việc dập dịnh mới sớm đạt kết quả khả quan.

Như những người bạn, người quen và cả không quen của tôi, họ sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt để góp phần cùng hệ thống chính trị phòng dịch. Tôi tin, tinh thần này sẽ được nhân rộng, không chỉ ở  phạm vi vùng mà sẽ là của người Huế, người Việt trong và ngoài nước.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Xuân như đã về

Như sự thèm thuồng mỗi khi ánh nắng tràn qua khe cửa sau một ngày mưa tầm tã, tôi cũng muốn được nhìn thấy em. Khoảnh khắc khi tôi vừa gọi tên em, ánh mắt em ngước lên nhìn tôi cứ như nụ tầm xuân đang e ấp chờ ngày hé nụ và có một điều gì đó vô cùng thu hút. Cho tới khi nhìn thấy tôi im lặng không nói gì, đôi mắt nâu đậm ấy trở nên dỗi đánh nhẹ tôi một cái rồi tiếp tục chú tâm công việc của mình:

Xuân như đã về
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
Return to top