ClockThứ Sáu, 24/01/2020 17:46

Sẻ chia cùng những phận đời cơ cực

TTH.VN - Những ngày cuối năm, ai cũng hối hả mong về nhà thật nhanh, sum họp bên gia đình trong không khí ấm áp, tình thân. Nhưng không phải ai cũng ước là được. Có những phận đời cơ cực phải mưu sinh xuyên đêm, bởi nếu không làm việc, với họ tết sẽ… còn ở rất xa.

“San gió mát – Sẻ yêu thương”San sẻ yêu thươngHạnh phúc là “Yêu thương và chia sẻ”Cầu nối yêu thương

Những bạn trẻ lì xì những hoàn cảnh nghèo khó vào những thời khắc cận kề năm mới

Lặng lẽ giữa phố phường về đêm, có một nhóm bạn trẻ đã âm thầm chia sẻ, hỏi thăm và lì xì như một cách ủng hộ người có hoàn cảnh nghèo khó có cái tết vui, xua đi buồn tủi. Chút tình người ấy như ngọn lửa nhỏ sưởi ấm những trái tim cô quạnh.

20h30 khuya 29 Tết, bên đống đồ cồng kềnh ngồi một góc ở cầu Gia Hội, bà Nguyễn Thị Hợi ngồi thừ ra với vẻ mặt mệt mỏi. Gặp nhóm các bạn trẻ, bà kể, nhà ở tận Vinh An (Phú Vang), chồng và hai con đau nên lầm vào cảnh khó khăn. Không còn cách nào khác, bà lên Huế để buôn ve chai. “Một ngày tui kiếm được 30.000 – 50.000 đồng. Không đủ chi tiêu cho cả nhà, nhưng không còn cách nào khác” – bà Hợi nói và cho biết, công việc của mình sẽ kết thúc sau đêm Giao thừa, đến sáng mồng 1 Tết mới bắt xe đò về đoàn tụ với cả nhà.

Nghe những lời tâm sự ấy, cả nhóm các bạn trẻ lòng nặng trĩu. Câu chuyện chỉ có nụ cười khi cả nhóm gửi phong bao lì xì, mừng tuổi bà. Cầm trên tay bao lì xì bà Hợi hạnh phúc nở nụ cười: “Lâu lắm rồi tui mới được nhận lì xì, vui quá. Cảm ơn tấm lòng của các con”.

Không riêng gì bà Hợi, những phận đời nghèo khó đang tất bật mưu sinh những đêm cuối năm được nhóm bạn trẻ tìm đến để sẻ chia. Trên các tuyến đường trung tâm TP. Huế, càng về khuya những người lao động nghèo vẫn tất bật mưu sinh. Hai từ “năm mới” gần như quá “xa xỉ” với họ.

Càng về khuya sương phủ dày, gió lạnh. 23h, lạc giữa dòng người tấp nập làm việc ở chợ Đông Ba, bà Phạm Thị Mãn cặm cụi kéo chiếc xe chở nhiều tạ trái cây cho các chủ sạp. Ở cái tuổi 62, lưng bà còng thấy rõ, giọng nói không tròn vành. “Tui làm nghề ở đây hơn hai chục năm nay. Những ngày cuối năm hàng nhiều nên vất vả, phải sau Giao thừa mới được về chú ơi”, bà Mãn tâm sự. Số tiền mưu sinh được, bà chủ yếu lo cho chồng mình đang bệnh nặng trong ngôi nhà tạm bở ở Hương Sơ. Nhận lì xì của nhóm bạn trẻ, bà Mãn rưng rưng, cho biết rất lâu lắm rồi mới nhận được món quà ý nghĩa, vào những thời khắc quan trọng như thế.

Trong khi đó, trên đường An Dương Vương đoạn gần Bến xe phía Nam, một người đàn ông với dáng nhỏ bé, lưng còng, cân nặng chưa tới 40 đang gồng mình để chở một đống đồ cồng kềnh trên chiếc xe đạp. Đó là anh Hóa nhà ở dưới chân cầu Vượt, và xe ấy là ve chai. Khuôn mặt hiền từ, nói chuyện nhẹ nhàng, anh kể đã bước qua tuổi 40 và có hơn 20 năm mưu sinh với công việc kham khổ này. Hỏi có gia đình, con cái chưa, anh đừ ra một hồi mới trả lời: “Tui còn ba mẹ già. Phải làm để lo cha ba mẹ đã các anh ơi. Chuyện đó tui chưa dám tính”.

Nghe câu trả lời ấy, cả nhóm bạn trẻ cúi mình chia sẻ với tình cảm thiêng liêng và phận con cái dành cho bậc sinh thành. Gửi phong bao lì xì cho anh Hóa, anh cảm ơn liên hồi và nói rằng sẽ đem phong bao lì xì này về mừng tuổi lại ba mẹ.

Trên khắp các nẻo đường, tuyến phố, những chân cầu hay góc chợ... những phận đời nghèo như thế vẫn đang tất bật với cuộc sống mặc cho những nhộn nhịp của mùa xuân reo vui. Mỗi phận đời, một câu chuyện. Không ai giống ai nhưng trong họ có chung nghị lực phi thường, không bao giờ khuất phục trước nghèo khó mà thay vào đó phải tự mưu sinh bằng đôi tay, và công việc kiếm được đồng tiền chính đáng.

Anh Lê Huy Hoàng Hải, trưởng nhóm chia sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh nghèo khó cho biết, năm nay là năm thứ 5 chương trình được tổ chức với ước nguyện đem lại chút niềm vui cho những phận đời kém may mắn giữa thời khắc ý nghĩa. Năm nay, nhóm đã gặp hàng chục trường hợp, hầu hết là người lao động khó khăn, những cụ bà không nơi nương tựa, không chồng con… phải mưu sinh giữa dòng đời. Mỗi phong bao lì xì giá trị tiền mặt 500.000 đồng.

“Đó là số tiền mà những tấm lòng hảo tâm thông qua mình, và muốn đến đúng địa chỉ những hoàn cảnh khó khăn, coi như một món quà tết để họ có thể an lòng đón tết”, anh Hải nói.

Bài, ảnh: P.T

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo động người trẻ sử dụng ma túy

Theo thông tin từ UBND tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 400 người nghiện và gần 800 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng báo động, có tình trạng một bộ phận giới trẻ nhận thức rằng ma túy tổng hợp chỉ là chất kích thích gây cảm giác hưng phấn tức thời, không gây nghiện, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Báo động người trẻ sử dụng ma túy
Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc

Nhiều sinh viên ra trường tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn khó tìm việc làm, do thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện và nhất là hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp tại nơi làm việc.

Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc
Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”
Gom đủ yêu thương

Mỗi khi có chuyện không vui, nàng lại đi mua hoa. Nàng thích đi bộ ra khu chợ gần nhà. Gọi là “gần”, nhưng đến nơi thì mồ hôi cũng lấm tấm trên vầng trán. Mà kỳ thực, ra đến hàng hoa là nàng thấy tâm trạng tốt hơn. Cũng có thể do năng lượng tích cực từ sắc hoa tươi tắn, hoặc đi bộ giúp tinh thần thư thái hơn. Cả hai điều này đều được khoa học minh chứng hẳn hoi.

Gom đủ yêu thương
Chia sẻ yêu thương với người bệnh

Nhằm cải thiện bầu không khí nặng nề, u buồn, đau đớn trong bệnh viện, đặc biệt là ở những nơi dành cho bệnh nhân ung bướu, bệnh nhi..., nhóm tình nguyện viên (TNV) thuộc dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” đã có sáng kiến đặt những bức tranh, ảnh đẹp, tươi sáng vào phòng bệnh và hành lang.

Chia sẻ yêu thương với người bệnh
Return to top