ClockThứ Tư, 06/09/2023 13:47

Tà áo bay trên quê hương yêu thương

TTH - Áo dài cổ phục, áo dài truyền thống, áo dài nữ, áo dài nam, áo dài cách tân, áo dài người lớn, áo dài trẻ em… Áo dài với rất nhiều mảng hình sống động… thật là một bức tranh nhiều màu, nhiều niềm vui, nhiều ý tưởng sáng tạo bất ngờ dành cho áo dài Huế. Bỗng nhận ra, từ cái cổ xưa, cái truyền thống, có những sáng tạo góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp của di sản - di sản áo dài, và cũng là một thành công của Tuần lễ Áo dài Huế.

Phát huy truyền thống, góp sức trẻ xây dựng quê hươngBảo tồn làng nghề để phát triển kinh tế và văn hóaNhiều hoạt động của tuổi trẻ các đơn vị hướng về cộng đồng

 Thí sinh tham gia hội thi “Thiếu nhi vẽ tranh theo sách  - chủ đề Áo dài và di sản”. Ảnh: Thủy Tiên

Những ý tưởng mới và tình yêu áo dài đã góp phần làm đẹp thêm cho áo dài Huế, cả cung đình và cách tân, tiếp thêm sức sống mới cho áo dài, để áo dài vẫn truyền thống mà vẫn mang hơi thở thời đại. Và như thế áo dài đi vào cuộc sống của con người thời hiện đại hôm nay, bảo tồn và  thích nghi. Đó là một yêu cầu của bảo tồn giá trị di sản trong đời sống.

Có hai niềm vui để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất, đó là áo dài trẻ em và áo dài của chị em tiểu thương chợ Đông Ba.

Hội thi “Thiếu nhi vẽ tranh theo sách  - chủ đề Áo dài và di sản” do Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thật sự là một cuộc thi vừa vui, vừa bổ ích. Những tác phẩm của các em không chỉ là nét vẽ của nghệ thuật mà còn thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc và tình yêu đối với di sản áo dài. Các em chính là thế hệ sẽ giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản áo dài trong tương lai.

Điều ấn tượng là kết quả cuộc thi không phải “cất làm tư liệu”, những tác phẩm được giải đã được in trên áo dài và các em thiếu nhi Huế trình diễn trong Tuần lễ Áo dài trên các sân khấu lớn Quốc Tử Giám, Công viên Thương Bạc. Tên chủ đề cũng rất đáng yêu “Em thơ và di sản” - chỉ cái tên thôi cũng đã nói lên rất nhiều điều: Áo dài trong mắt em thơ, trong suy nghĩ, trong sự nâng niu và gắn bó, trong sự nâng đỡ của người lớn. Tôi đã đọc được những dòng cảm xúc đầy yêu thương và tự hào của các bậc phụ huynh, ông bà với cuộc thi này, và những bức vẽ của các cháu được ông bà “khoe” trên mạng xã hội… những việc làm tích cực này đã góp phần lan tỏa tình yêu áo dài trong xã hội, lan tỏa ý thức trân trọng, sự hiểu biết dành cho áo dài - một di sản của văn hóa Việt Nam.

Áo dài trẻ em là một cung bậc cảm xúc của sự hồn nhiên và người lớn chúng ta nhìn thấy các em trong tà áo di sản của Huế, của Việt Nam càng thêm yêu thương và tin tưởng vào một thế hệ trẻ và ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

Ấn tượng mạnh thứ hai của tôi trong Tuần lễ Áo dài Huế là những tà áo dài của chị em tiểu thương chợ Đông Ba. Từ chỗ mặc áo dài bán hàng, mặc áo dài trình diễn trong chương trình đón Tết Cổ truyền, mặc áo dài ủng hộ các cuộc thi Marathon tổ chức ở Huế, chị em tiểu thương chợ Đông Ba còn có một buổi “biểu dương sắc đẹp áo dài Huế” trong chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng do Ban quản lý chợ Đông Ba tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Áo dài Huế.

Những bức ảnh được chia sẻ trên mạng làm người xem thấy thương quá chừng những mạ, những chị, những o, dì, em gái buôn bán ở chợ Đông Ba. Tôi biết có rất nhiều tiểu thương chợ Đông Ba cả cuộc đời mình gắn bó với chợ, cả tuổi thanh xuân trôi qua trong việc mua bán, chăm lo cho gia đình mà chưa bước chân ra khỏi Huế, con đường đi là từ nhà đến chợ và ngược lại. Tổ chức những chuyến đi chơi tập thể như thế này là một hoạt động có nhiều ý nghĩa. Các mạ, các chị, các o xứng đáng được đi chơi xa nhiều hơn, được quan tâm về đời sống tinh thần nhiều hơn, được nghỉ ngơi cùng đồng nghiệp của mình như tất cả những người nữ ở tất cả các ngành nghề “nhà nước” khác.

Tôi ngắm nhìn hình ảnh các chị mặc áo dài trước giờ xuất phát. Trời ơi, một rừng áo dài đủ màu sắc, đủ các kiểu, từ truyền thống đến cách tân. Các chị tạo nhiều kiểu tạo dáng khi chụp ảnh, rất hồ hởi, phấn khởi. Ngắm các chị mà thấy trong bụng vui lây. Xin gửi rất nhiều yêu thương và lời cầu chúc vui vẻ, hạnh phúc, an yên đến tất cả các mạ, các chị, o, dì, em gái chợ Đông Ba. Tôi biết, muốn các chị buôn bán vui vẻ, lịch sự, văn minh, trước hết phải chăm sóc sức khỏe tinh thần cho tất cả.

Phụ nữ là để yêu thương, phụ nữ là để được đẹp nhiều hơn trong công việc của họ. Tà áo em bay trên quê hương yêu dấu, tất cả đều rất đẹp.

Diệu Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chạm khắc trên da mộc

Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng những nét chạm khắc sống động, phối màu hài hòa, tinh tế, Ngô Phương Dung (33 tuổi, TP. Huế) đã tạo nên những bức tranh sống động trên chất liệu da mộc. Mỗi chiếc ví, giỏ xách sau khi được cô “thổi hồn” vào đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang đậm phong cách và cá tính riêng biệt.

Chạm khắc trên da mộc
Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương

Ngạc nhiên khi Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1991, nghĩa là chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm làm từ thiện. Chị đã được Hội LHPN tỉnh tuyên dương là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng năm 2023.

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Thấu hiểu để yêu thương

Mang đến những hiệu quả rõ rệt trong công tác tuyên truyền và bảo vệ quyền trẻ em, thời gian gần đây, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em (BVQTE) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự gắn kết, thấu hiểu giữa phụ huynh và con trẻ.

Thấu hiểu để yêu thương

TIN MỚI

Return to top