ClockThứ Sáu, 22/03/2024 07:14

Tản mạn về phố hàng

TTH - Danh xưng Hà Nội 36 phố phường được hình thành từ thời Thăng Long là kinh thành – Thủ đô của Việt Nam. Từ khi Huế là thủ phủ của Đàng Trong cho đến khi là Kinh đô của nước Việt thống nhất chỉ có một phường là Phường Đúc, và vài phố đếm được trên đầu ngón tay là phố Chợ Dinh, phố Gia Hội, phố Hàng Đường, phố Hàng Bè, phố Hàng Me. Bây giờ không còn tên phố, hàng nữa nhưng nó vẫn hiện hữu trên những di tích và những ngôi nhà cổ. Ở một khía cạnh khác nó đã đi vào tâm hồn, tình cảm những người “muôn năm cũ”.
 

Chữ phố, hàng… của Huế xưa rất gợi cảm, nó ghi lại tiến trình lịch sử, ghi lại những dấu ấn của một thời Huế vàng son, quyến rũ, nơi có những ngành nghề và nền thương mại phát triển phồn thịnh. Nay đi trên đường Bạch Đằng - Chi Lăng, đường Huỳnh Thúc Kháng ta vẫn thấy bâng khuâng với cái hồn xưa phố cũ. Mong sao Huế phát triển theo chiều hướng hiện đại nhưng không mất đi chất cố đô, kinh kỳ.

Khác với Hà Nội, Huế không còn những biển tên đường có chữ phố, hàng. Những phố, hàng đã đổi tên thành danh nhân, di tích lịch sử là chuyện bình thường trên khắp đất nước ta sau năm 1954, 1975, nhưng những người yêu Huế vẫn thấy tiếc và thấy nhớ. Chỉ vài ba chục năm nữa lớp trẻ muốn hồi tưởng, muốn tìm hiểu chắc là sẽ rất khó khăn.

Giá trị của phố cổ là phát huy tối đa vốn cổ để người ta thấy và hiểu được chiều dày lịch sử, văn hóa vốn có của nó. Đó là một nguyên lý mà chúng ta đã quen nói là bảo tồn để phát triển.

Đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu - dự án, hội thảo về bảo tồn và phát triển phố cổ Gia Hội, nhưng trên thực tế chưa thấy đâu vào đâu.

Muốn có một phố cổ sôi động, hấp dẫn thì nhiều tổ chức, doanh nghiệp, và tư nhân sẽ phải vào cuộc. Lúc đó rất cần một Tổng đạo diễn và một văn phòng điều phối các hoạt động.

Riêng hoạt động du lịch, đề nghị đầu tư xây dựng sản phẩm theo hướng phục hồi sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, ẩm thực; Phục dựng, tái hiện nếp sống, sinh hoạt phố cổ thế kỷ XVIII, XIX; Xây dựng thêm các tour đưa khách tới phổ cổ bằng đường sông – vừa phát triển giao thông đường thủy, chỉnh trang đôi bờ sông Hương; vừa giảm tải ách tắc giao thông đường bộ…

Giữ gìn phố cổ đã rất khó, khôi phục lại phố cũ gần giống như xưa lại càng khó hơn. Nó giống như những ẩn số của bài toán khó. Những ai sẽ giải được bài toán này đây? Chúng ta chỉ biết chờ mong và hy vọng khi thấy Hội An đã làm được cách đây từ vài chục năm!

Người ta làm được sao ta không?

Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tản mạn hành trình bún Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại món ăn được ưa thích, có mặt ở tất cả các vùng miền khác nhau trên cả nước và đều là những món ngon trứ danh. Từ Bắc chí Nam, vùng nào cũng đều gọi là bún.

Tản mạn hành trình bún Việt
Tản mạn về nhân tài

Suốt nhiều năm qua, chúng ta thường bàn chuyện thu hút nhân tài và cơ chế nào để thu hút được. Trên bình diện quốc gia cũng đặt ra vấn đề này và nhiều địa phương cũng vậy.

Tản mạn về nhân tài
Tản mạn chuyện quán xá

Nhiều quán bán hàng đã để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng khách với sự phục vụ tận tình, chu đáo.

Tản mạn chuyện quán xá
Tản mạn lửa trước bão

Theo thói quen “lướt” zalo vào sáng sớm, lúc bắt đầu một ngày mới, mắt tôi chạm vào những bếp lửa rực hồng

Tản mạn lửa trước bão
Return to top