ClockThứ Năm, 27/07/2017 18:26

Tăng cường sức chống chịu với lũ lụt

TTH.VN - Với tình trạng ngập lụt đô thị có xu hướng gia tăng sau các đợt mưa lớn, dự án sẽ đầu tư thí điểm vào việc cải tạo, duy trì hệ thống thoát nước/ trữ nước tự nhiên ở TP.Huế như nạo vét ao hồ, kênh… khơi thông dòng chảy với kinh phí 20 ngàn USD.
Tiến sĩ Philip bubeck giới thiệu dự án

Sáng 27/7, Hội thảo khởi động dự án “Tăng khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và vùng ven biển Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) tổ chức với các nội dung: Tăng cường sức chống chịu với lũ lụt dựa vào hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu bằng khả năng trữ nước của hệ thống ao hồ tự nhiên và khả năng chắn gió, sóng; cải tạo môi trường sống cho các loài thủy sinh của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Ngoài ra, còn nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý thiên tai bằng cách tổ chức vận động, tuyên truyền và ngăn chặn đổ chất thải bừa bãi.

Đối với việc tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đầm phá, dự án tập trung nghiên cứu sự thích nghi của hệ thống rừng ngập mặn. Qua đó, tiến hành trồng thêm một số điểm rừng ngập mặn.

Với thời gian kéo dài 1,5 năm, dự án sẽ được đầu tư gần 180 ngàn USD.

Tin, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Return to top