ClockThứ Tư, 11/03/2020 12:10

Thành phố những ngày vắng lặng

TTH.VN - Nhiều tỉnh thành đang bước vào cuộc chiến giai đoạn 2 chống dịch COVID-18, dưới đây là chia sẻ của một đồng nghiệp báo Khánh Hòa để chúng ta cùng cảm nhận và chia sẻ tâm trạng của một người trong cuộc.

Ngày bình lặng ở phố Tây

Xe khách nằm chờ xếp hàng dài vì vắng khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Thành

Những đoàn xe ca đi chật phố giờ nằm ở tận đâu đâu… Thành phố vắng lặng, khiến cư dân đã quen với cảnh dập dìu chen chúc, kẹt xe bỗng thấy lạc nhịp đến bần thần!

Thành phố chợt trở nên yên bình, thoáng đãng. Nhưng ẩn sau bộ mặt phố xá yên bình kia là trĩu nặng tâm tư. Biết bao người trong ngành dịch vụ du lịch phải tạm nghỉ không lương vì không có khách. Lao động trực tiếp không có việc làm đã khổ, nhưng chưa là gì. Những ông chủ đổ đầu tư một lượng lớn tiền xây khách sạn, nhà hàng, mua thêm đội xe chở khách… mới đúng thật như ngồi trên lửa. Vốn vay thì phải trả lãi suất hàng ngày mà tình hình như thế này, biết bao giờ mới hết dịch?

Có người vô quán cà phê rồi dán mắt vào điện thoại. Người lạc quan thì vui cười với vũ điệu rửa tay “Ghen Cô vy” đang làm mưa làm gió trên mạng. Người hiếu sự thì không bỏ sót một thông tin nào liên quan đến bệnh nhân số 17, số 31, chuyến bay thứ x, y, z…. và không tiếc lời chất thêm gạch đá, vốn đã đầy chật, cục cằn trên mạng. Có ai đó cảm thán, có con vi rút nên mọi người mới biết đến Vũ Hán, nhưng qua mạng xã hội, mọi người mơi hiểu ai là ai!

Vất vả nhất những ngày này vẫn là phụ nữ. Kể từ khi nghỉ Tết đến giờ đã gần 2 tháng đám trẻ không đến trường. Làm sao vừa làm, vừa trông lũ trẻ nếu không có hai bên nội ngoại? Nếp sinh hoạt bị đảo lộn, thôi đành đem con đến cơ quan, vừa làm vừa ngó chừng, và ai cũng dễ dàng thông cảm. Những người có con học trung học phổ thông thì cả ngày lòng dạ phấp phỏng. Thoáng nghe thấy trường nào có cháu bị sốt là cuống queo…

Có ai đó bâng quơ: Bao giờ trở lại ngày xưa, trở lại với khung cảnh thành phố thân thương những năm hiền hoà, nguyên vẹn. Nhưng rồi thành phố cũng theo nhịp đời mà lớn lên từng ngày, như một cơ thể tràn đầy sinh lực, chẳng ai có thể bắt thành phố dừng lại ở thời điểm nào. Mong muốn chỉ là mong muốn. Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp và nên thơ hơn là hiện tại.

Biết rồi dịch bệnh cũng phải qua đi. Con người với trí thông minh và phương tiện khoa học ngày nay sớm muộn cũng sẽ chế ngự được dịch bệnh. Thành phố rồi sẽ lại đông vui tấp nập như xưa, nhưng hiện tại thành phố sao xao xác, vắng lặng quá. 

Thì thêm một lần nữa phải thích ứng để sống chung. Từ sống chung ngày nay đã quá quen, sống chung với biến đổi khí hậu, sống chung với lũ, sống chung với ô nhiễm…giờ sống chung với dịch bệnh!

Mong thành phố thân thương sớm sẽ qua những ngày xao xác!

Hưng Trần

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm
Return to top