ClockChủ Nhật, 02/04/2023 10:45

Thiền để tĩnh lặng

TTH - Như nhiều ngôi chùa khác trên cả nước, thời gian qua một số ngôi chùa ở Huế thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền để đem lại những phút giây bình an, hướng bạn trẻ tìm lại chính mình.

Phụng sự chính là tu tập

leftcenterrightdel
Người trẻ tham gia khóa tu ở chùa Huyền Không. Ảnh: Chùa Huyền Không

Có bạn trẻ còn chọn những khóa tu, thiền ngắn hạn trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, hay đơn giản chỉ để cần những giây phút tĩnh lặng, bình yên trước những biến cố mà họ đã và đang phải đối mặt.

Với Hồng Ngọc - một cô gái trẻ làm việc trong ngành ngân hàng, thiền là điều không thể thiếu. “Làm trong môi trường công việc áp lực như mình, thiền giúp cho bản thân giải tỏa được những căng thẳng và cân bằng được cuộc sống”, Ngọc chia sẻ.

Cô gái vừa bước qua tuổi 32 kể, từng được các vị thầy ở một ngôi chùa Huế hướng dẫn thực tập thiền. Ban đầu hơi ngỡ ngàng và nghĩ rằng đó là một liệu pháp cao siêu. Nhưng khi áp dụng, cô mới biết chỉ cần một vài động tác đơn giản nhưng cần sự tập trung, kiên trì.

Bên cạnh ngồi đúng tư thế, lưng luôn thẳng, nhịp thở đều đặn, tinh thần của người thiền còn phải bình yên và tĩnh lặng. Thiền đơn giản vậy nhưng những ngày đầu tập luyện, Ngọc cũng đã vô cùng khó khăn. “Khi các tư thế đúng thì tâm mình nó rối bời, không tập trung. Phải mất một thời gian dài, bản thân mới làm chủ được, việc thiền từ đó mới hiệu quả”, Ngọc kể. Và nay, thiền đã là người bạn đồng hành với cô trong công việc lẫn cuộc sống.

Không chỉ thiền tại gia, Ngọc thường xuyên tham gia một số khóa thiền do một số chùa tổ chức. Ở đó Ngọc chia sẻ, học hỏi thêm nhiều điều thú vị với những người chung sở thích. Nhờ thế, mà cô đã buông bỏ được những cơn nóng giận vô cớ, kiềm chế được cảm xúc và biết cách bình tĩnh xử lý những tình huống ngoài ý muốn.

Không chỉ tham gia khóa thiền, nhiều người trẻ còn tìm đến các khóa tu “xuất gia gieo duyên”. Ngôi chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, TP. Huế) những năm gần đây trở thành một địa chỉ quen thuộc với nhiều người, trong đó có các bạn trẻ tìm về tham gia các khóa tu.

leftcenterrightdel
Các bạn trẻ trải nghiệm hoạt động ở một khóa tu tại chùa Huyền Không 

Không chỉ riêng người trẻ Huế, mà những khóa tu ở ngôi chùa của Phật giáo Nam Tông này còn thu hút đông đảo bạn trẻ trong Nam, ngoài Bắc tìm về tham gia; trong đó, có những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí.

Trong thời gian tham gia khóa tu, người tham gia phải tuân theo các quy định của nhà chùa và không dùng điện thoại di động. Phía nhà chùa sẽ hướng dẫn người tham gia học Phật pháp, hành thiền, tụng kinh, pháp đàm, trà đàm để chia sẻ, trì bình khất thực…

Đại đức Minh Giải, phụ trách truyền thông chùa Huyền Không cho biết, mỗi năm chùa tổ chức 6 khóa tu. Trong đó có 4 khóa “xuất gia gieo duyên” và hai khóa dành cho thanh, thiếu niên. Các khóa tu này được hình thành từ năm 2010, ban đầu có ít người tham gia, về sau số lượng tăng dần lên. Trong đó, khóa tu “xuất gia gieo duyên” luôn thu hút đông người đăng ký tham gia và để được tham gia phải đăng ký trước hơn một tháng.

Mỗi khóa tu như vậy thường kéo dài từ 8-10 ngày, có khoảng 80-100 người tham gia. Trong số đó, người trẻ chiếm 60-70%. Khóa tu có rất nhiều hoạt động, được tổ chức quy củ, bài bản, buộc người tham gia phải thật sự nghiêm túc, như một tu sĩ thật sự.

“Nhà chùa luôn hướng mọi người tới việc tu tập, nhưng gắn liền với đời sống hàng ngày của mình. Có như thế mới giúp mọi người hóa giải được những ưu phiền, đau khổ trong đời sống của bản thân, để từ đó nhìn nhận và vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống”, Đại đức Minh Giải chia sẻ khi nói về việc hướng dẫn cho các học viên tham gia khóa tu.

Theo Đại đức Minh Giải, nhờ những điều ý nghĩa đó mà sau mỗi khóa tu, có rất nhiều phản hồi tích cực. “Những khóa tu đã giúp cho các học viên thay đổi nhận thức, để từ đó thay đổi hành vi, đem đến cho người tham gia sự an lạc", Đại đức Minh Giải kể.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơm nhà lam Huế

Huế có hàng trăm ngôi chùa. Vậy nên, vấn đề ẩm thực nhà chùa hay gọi nôm na là cơm nhà lam xứ Huế có rất nhiều chuyện thú vị. Cứ nghĩ đến cảnh mỗi khi mặt trời đứng bóng, các thầy chùa, ni sư ngồi vào bàn ăn gọi là Ngọ trai, đó đã là một cách thức ẩm thực khác hẳn với người thường...

Cơm nhà lam Huế
Chùa Tra Am - chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi tôi vừa tròn 7 tuổi. Đám tang bà nội tôi sau khi di chuyển rất khó khăn trên con đường đất ngoằn ngoèo, nay là đường Nguyễn Khoa Chiêm, dưới trời mưa tầm tã, thì đến chùa Tra Am.

Chùa Tra Am - chốn tiêu diêu
Hình bóng thiền nhân qua góc nhìn mỹ thuật

Triển lãm tranh “Hoàn gia lý” khai mạc vào 27/12 đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật góc nhìn gần gũi, bình dị của những họa sĩ về Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán.

Hình bóng thiền nhân qua góc nhìn mỹ thuật
“Chậm để chạm”

Những ngày mưa rả rích tháng 9, tôi có cơ hội được trải nghiệm buổi workshop “Chậm để chạm” với phương pháp trị liệu, chữa lành thân - tâm - trí bằng thanh âm. Phương pháp này còn được gọi là thiền chuông (thiền âm thanh) nhằm tạo ra những sóng âm thanh với nhiều tần số khác nhau, tác động đến thể chất và tâm trí của con người.

“Chậm để chạm”
Dưới bóng cây hạnh phúc

Mỗi lần về thăm chùa làng, việc đầu tiên của tôi là đứng trước chùa, ngước lên nhìn những tán xanh của mấy cây phượng tròn trước sân chùa. Bao nhiêu ký ức về ngôi chùa cũ và những người thân ùa về trong vòm lá xanh lao xao cổ thụ. Tôi gọi đó là bóng cây hạnh phúc như tựa đề một bộ phim vừa chiếu trên truyền hình Việt Nam.

Dưới bóng cây hạnh phúc
Return to top