ClockChủ Nhật, 01/10/2023 09:34

“Chậm để chạm”

TTH - Những ngày mưa rả rích tháng 9, tôi có cơ hội được trải nghiệm buổi workshop “Chậm để chạm” với phương pháp trị liệu, chữa lành thân - tâm - trí bằng thanh âm. Phương pháp này còn được gọi là thiền chuông (thiền âm thanh) nhằm tạo ra những sóng âm thanh với nhiều tần số khác nhau, tác động đến thể chất và tâm trí của con người.

Trên 1.000 người tham dự Ngày quốc tế Yoga tại HuếThăng hoa với yoga âm nhạc"Lăn" cùng yoga bóngYoga cho trẻ mầm non

Thiền âm thanh giúp chúng ta có thể định tâm, thoát khỏi tạp âm, tạp khí bên ngoài 

Tôi cảm thấy khá thú vị bởi lần đầu tiên được nghe đến phương pháp này. Đây là phương pháp có nguồn gốc từ Ấn Độ từ lâu đời và đã được các nhà khoa học chứng minh có khả năng loại bỏ năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể, giúp giảm căng thẳng và chữa lành hiệu quả.

Nguyên lý cơ bản của chuông xoay Himalaya là tạo ra sóng âm và sóng rung. Trong khi sóng âm kết nối với tần sóng não thì sóng rung kết nối với hệ thần kinh trong cơ thể. Âm thanh từ chuông xoay giúp tạo ra sự thư giãn, và nó cũng có khả năng tiếp cận, chuyển hóa các khu vực tắc nghẽn bên trong cơ thể.

Tại buổi workshop đầy ấm cúng, anh Tôn Anh Duy, huấn luyện viên thiền, yoga và trị liệu âm thanh lý giải về nguyên lý hoạt động cũng như những tác động mà thiền âm thanh mang lại: “Thanh âm của chuông xoay Tây Tạng tác động trực tiếp vào sóng não của con người, có thể chuyến biến sự lo lắng sang tĩnh tại và thiền định. Thông thường con người trong xã hội hiện đại rất khó có được những phút giây yên tĩnh, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, đầu óc ít khi được thảnh thơi. Chính vì vậy mà cơ thể do não bộ chỉ huy cũng không được nghỉ ngơi, bệnh tật cũng từ đó mà phát sinh, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Với tác động của chuông xoay theo đúng phương pháp và liều lượng, sóng não con người bắt đầu đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, kích thích quá trình tự chữa lành của chính mình”.

 Chuông xoay sẽ tạo ra những sóng âm thanh với nhiều tần số khác nhau, tác động đến thể chất và tâm trí của con người

Sau buổi trải nghiệm đầy thú vị về thiền chuông, tôi cùng nhiều thành viên trong buổi trải nghiệm đã cùng nhau chia sẻ những cảm nhận của bản thân. Với mỗi thể trạng và mỗi vấn đề mà từng cá nhân gặp phải, mỗi thành viên đều có những cảm nhận khác nhau.

Nguyễn Thị Thanh Tâm, một thành viên chia sẻ: “Trước khi đến đây, tôi thường có triệu chứng đau đầu, mất ngủ kéo dài do công việc căng thẳng. Sau hơn 40 phút trải nghiệm thiền kết hợp với lắng nghe những thanh âm từ chuông xoay Tây Tạng, cơ thể trở nên nhẹ nhàng hơn, đầu óc bớt căng thẳng, từ đó tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Khi tập trung lắng nghe tiếng chuông, tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay”.

Chuông xoay hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Singing Bowl - chiếc chuông biết hát. Sở dĩ, chiếc chuông này có tên gọi như vậy là bởi vì những đặc tính, tác dụng mà nó mang lại, tưởng chừng chỉ là một tiếng chuông đơn giản mà lại mang nguồn năng lượng kỳ diệu và sâu sắc.

Một chiếc chuông xoay tinh chuẩn sẽ được chế tác từ 7 kim loại khác nhau: Vàng biểu hiện cho Mặt trời, bạc biểu hiện cho Mặt trăng, thủy ngân biểu hiện Thủy tinh, đồng biểu hiện Kim tinh, sắt biểu hiện Hỏa tinh, nhôm biểu hiện Mộc tinh và chì biểu hiện cho Thổ tinh.

Theo anh Tôn Anh Duy, thiền âm thanh giúp chúng ta có thể định tâm, thoát khỏi tạp âm, tạp khí bên ngoài. Ngoài thiền định, chuông xoay còn giúp thư giãn sâu, tập trung tinh thần, mở mang trí tuệ, mang con người trở về yêu thương bản thân một cách có ý thức.

“Mỗi lần thỉnh chuông và xoay chuông là một lần chúng ta tự tỉnh thức trong chính tâm hồn. Những bước sóng âm phát ra từ chuông xoay sẽ tạo ra sự kết nối rung động mạnh mẽ giữa các trung tâm năng lượng trong cơ thể”, anh Duy cho hay.

Chính bởi những điều kỳ diệu này, chuông xoay thường được sử dụng để điều trị tinh thần cho những người bị stress, tâm lý mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu… Ngoài ra, thiền chuông còn có tác dụng tái tạo lại nguồn năng lượng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của người bệnh.

Ngày nay, chuông xoay được sử dụng nhiều trong yoga và thiền. Ngoài ra, người tập luyện cũng cần duy trì một chế độ dinh dưỡng thuần tự nhiên và lối sống khoa học để mang lại kết quả tốt nhất.

Bài, ảnh: Châu Thái - Ảnh: NVCC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Check-in “tọa độ” mới

Ngày nghỉ, dịp cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, giới trẻ lại có thói quen tìm những “tọa độ” mới để bổ sung cho mình bộ sưu tập ảnh sống ảo. Thay vì bỏ công tìm những địa điểm vui chơi xa, gần đây, nhiều bạn trẻ chuyển hướng lựa chọn các điểm ăn uống, vui chơi, mua sắm để check-in ngay trong thành phố.

Check-in “tọa độ” mới
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Đừng lạm dụng tiếng lóng

Cuối tuần, cô cháu gái khoe, lớp con tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Ngôn ngữ của tuổi teen”. Ý tưởng này khá hay và được rất nhiều phụ huynh đồng tình, khi thực trạng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “tự chế” của học sinh ngày càng phổ biến.

Đừng lạm dụng tiếng lóng
Ăn khuya ở Huế

Khi đồng hồ điểm những giây phút chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới, ở nhiều góc phố của xứ Huế vẫn nhộn nhịp khách ăn khuya. Những vị khách ấy đa phần là người trẻ, sinh viên, người đi du lịch đã góp phần làm cho góc phố của Huế không còn ngủ sớm.

Ăn khuya ở Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top