ClockThứ Năm, 01/06/2023 13:00

Trái tim của ngôi nhà

TTH - "Tủ sách là trái tim của ngôi nhà!". Tôi nhớ, đã có lần nghe ai nói như thế!

Đọc sách là một thực hành văn hóaHợp tác phát triển Tủ sách HuếNgày tôn vinh văn hóa đọcPhát triển văn hóa đọc giữa thời đại số

leftcenterrightdel
 Tủ sách có thể là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình. Ảnh: MC

Theo dòng phát triển của xã hội, ngày nay văn hóa đọc có phần giảm sút và đang là mối quan tâm lớn của những người làm văn hóa. Khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng rãi và các mạng xã hội đang cuốn hút số đông giới trẻ, thì việc phát hành sách đang là một điều ngần ngại của các tác giả.

Bạn bè tôi có những người là cây bút khá vững vàng trên văn đàn. Tác phẩm của họ xuất hiện đều đặn trên các tờ báo lớn. Ấy vậy mà khi được hỏi về vấn đề in tác phẩm thành sách, nhiều người lại e dè vì... sợ không thu hồi được tiền giấy mực.

Những ngày còn học tiểu học, những cuốn sách được bày bán ở một quầy sách nhỏ một bên hông trường Phường Đúc là nơi thu hút nhất của tôi và các bạn mỗi ngày đến trường. Ở đó có rất nhiều những tập sách dành cho thiếu nhi theo mọi lứa tuổi. Tôi đã lén mẹ thường xuyên nhịn ăn sáng, được đồng nào tôi đều để dành mua sách. Tôi đọc bất kỳ thứ gì vào tay tôi, dù chỉ là một bài báo không đầu không đuôi dùng để gói ổ bánh mì. Cứ thế, những cuốn sách theo tôi lớn lên, làm hành trang cho tôi bước vào cuộc đời, giản đơn mà khiến tôi bồi hồi nhớ mãi về những ngày tháng ấy, bên những trang chữ đầu tiên.

Trong giới văn học có những nhà văn, nhà thơ rất yêu sách. Họ không chỉ lưu giữ những tác phẩm của mình mà còn nâng niu những tác phẩm của các bạn văn khắp nơi. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ ngoài việc lưu giữ rất nhiều sách báo trong thư phòng, ông còn luôn luôn để trên bàn tiếp khách những tờ báo. Ông bảo rằng để những vị khách trong khi chờ chủ nhà ra tiếp đón cũng có thể đọc vài dòng tin, vừa không thấy thời gian trống lại vô cùng hữu ích. Riêng nhà thơ Võ Quê, ông dành hẳn một thư phòng rộng rãi chỉ để chứa toàn sách là sách. Những cuốn sách được ông phân loại có hệ thống. Thư phòng vừa để đọc sách, vừa để nghỉ ngơi thư giãn, viết lách... Đây thật là một không gian lý tưởng để tận hưởng một cuộc sống nhẹ nhàng.

Ngày nay, cho dù văn hóa đọc sách có phần giảm sút nhưng một điều đáng mừng là những người làm văn hóa cũng đã cố gắng tạo ra những hoạt động kích thích niềm say mê sách. Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế dành hẳn một gian phòng đọc sách với sự bài trí tươi sáng, dễ thương dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Thư viện cũng thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm về sách, giới thiệu tác phẩm - tác giả...

Không thể không nhắc đến một bộ phận đại diện cho lớp trẻ, đó là những hoạt động trong nhà trường của các em học sinh: Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tri Phương đưa các tác phẩm thơ văn các tác giả Huế vào bình giảng, thuyết trình trong chương trình văn học địa phương; Trường THCS Phú Xuân (Phú Vang) cũng rất quan tâm đến văn học địa phương, thư viện trường này đã sưu tập các tác phẩm cũng như trưng bày chân dung các tác giả văn học Thừa Thiên Huế; các em học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Cao Vân làm Website “Khơi dòng văn học xứ Huế”...

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", việc các em làm hôm nay hy vọng sẽ là những hiệu ứng đẹp lan tỏa, góp phần khơi dậy niềm đam mê sách, đam mê văn học trong tương lai. Trong đó, các bậc phụ huynh cũng sẽ là những tấm gương cho con cái noi theo. Sẽ vô cùng ý nghĩa nếu trong một ngôi nhà bên cạnh những tủ rượu, còn có một tủ sách. Đó không chỉ là hồn cốt của ngôi nhà mà còn như một luồng sinh khí, để con cái hàng ngày dễ dàng tiếp cận với sách, từ đó sẽ phát huy niềm say mê đọc sách, yêu thích văn học hơn.

Sách là hạt giống tâm hồn. Hy vọng hạt giống ấy sẽ luôn nảy nở khi trong ngôi nhà của ai cũng đều có một tủ sách cho gia đình mình.

Trang Thùy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ý tưởng tuyệt vời!

Cách đây mấy năm, nhà báo QH ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (nay là VTV8) đến mua đất, làm nhà và trở thành hàng xóm của tôi. Thỉnh thoảng, thấy bố mẹ vợ anh từ Thanh Hóa vào thăm, mỗi lần như thế, có khi ông bà ở lại đến vài tuần. Bố vợ anh QH tuổi cỡ ngoài 70, ông hay sang tôi hỏi mượn sách về đọc. Đưa cho ông mượn các cuốn sách về Huế, ông rất thích. Mang về đọc rất kỹ và cũng rất nhanh để còn… mượn cuốn khác. Ở trong Nam, tôi có thằng cháu đang học phổ thông cũng vậy, hễ có dịp được ra thăm và ghé nhà tôi chơi là lục lọi, tìm mấy cuốn sách viết về Huế và kiếm một góc ngồi đọc say sưa, mặc ai làm gì thì làm.

Ý tưởng tuyệt vời
Lan tỏa Tủ sách Huế: Sao không đưa ra thị trường?

Tủ sách Huế ra mắt vào năm 2021 với cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này đó là Địa chí Thừa Thiên Huế. Đến thời điểm này - sau hơn 3 năm, Tủ sách Huế đã có ấn phẩm thứ 11 “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1 và 2 vừa được ra mắt vào tháng 4/2024.

Lan tỏa Tủ sách Huế Sao không đưa ra thị trường
Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top