ClockThứ Ba, 22/02/2022 08:35

Trắng đêm mưu sinh trong giá rét

TTH.VN - Cùng với các tỉnh khu vực phía Bắc, Huế đang trải qua đợt rét tái tê nhất từ đầu mùa lạnh đến nay. Nhiệt độ ngoài trời ban ngày còn khoảng 14 độ, ban đêm nền nhiệt còn giảm hơn khiến những người vì miếng cơm manh áo mà phải mưu sinh đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Mưu sinh bằng nghề sửa khóaMưu sinh nơi đầu sóngVượt khó mưu sinh

Bà Nguyễn Thị Mười bán bánh mì ở chân cầu Trường Tiền cùng chồng thu dọn vật dụng sau một đêm trải qua cái lạnh cắt da, cắt thịt

Dù đã xem dự báo trước, tuy nhiên nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột, giảm sâu so với mấy ngày trước đó nên có rất nhiều người không thể thích nghi ngay lập tức. Cái lạnh bắt đầu về từ khuya 20, rạng sáng 21 buốt giá đến mức dù không có mưa nhưng nhiều người lao động vẫn phải mặc áo mưa, trùm khăn thật kín để chắn gió, giữ ấm cơ thể.

3h ngày 21/2, hàng chục người làm nghề cửu vạn ở bãi tập kết hàng hoá ở chợ Đông Ba và đường Chương Dương cạnh bờ sông Hương vẫn cần mẫn khuân vác, đẩy các xe hàng theo thoả thuận với người thuê. Vừa bưng mấy chục thùng cam từ xe tải từ miền Nam đổ xuống chợ, khuôn mặt anh Trần Văn Quang (32 tuổi, trú ở Kim Long) thở phào, làn hơi hiện rõ dưới ánh đèn điện chẳng khác gì sương. “Nhiệt độ thay đổi đột ngột, lạnh quá. Bưng mai chừ mà vẫn chưa hết cóng tay”, anh Quang đưa đôi bàn tay mình ra để so sánh với cái lạnh khắc nghiệt.

Hơn năm năm làm nghề cửu vạn, khuân vác đủ thứ hàng khắp chợ Đông Ba, người đàn ông trung niên này bề ngoài vẫn còn vạm vỡ nhưng tự nhận làm việc dưới tiết trời lạnh buốt như vậy rất mất sức, dễ bị cảm.

Đối mặt không biết bao nhiêu đợt nắng nóng và giá rét nhưng những đợt rét đột ngột, nhiệt độ giảm sâu chỉ trong một ngày như đợt rét này rất ám ảnh với anh. “Hôm trước còn nắng nóng toát mồ hôi, nay phải mặc mấy lớp áo mà vẫn rét căm căm”, anh Quang lắc đầu ngao ngán. Rét lạnh nhưng công việc vẫn phải làm, phần vì đã hứa nhận với chủ, phần vì cuộc sống mưu sinh nên anh phải đảm bảo tiến độ, dù chậm hơn so với ngày thường. Thay vì khoảng 5h hơn công việc kết thúc, nhưng thời tiết lạnh nên công việc xong muộn hơn bởi quá trình làm việc phải nghỉ lấy sức nhiều lần.

Đối mặt với nhiều vất vả, anh không nề hà, thay vào đó nhẫn nại vì đó là cánh cửa để mưu sinh. “Mỗi sáng khuân vác vậy người ta trả từ 200.000 – 400.000 đồng. Ban ngày về ngủ bù. Nhờ vậy mà trang trải được cuộc sống, lo cho vợ con”, anh Quang thật thà.

Lần theo những tuyến đường quanh đó, trời càng về sáng càng lạnh buốt. Nhiều người buôn bán, làm thuê ngồi chụm lại như để tạo hơi ấm cho nhau, quên đi cái lạnh bất thường. Mỗi người một gia cảnh nhưng điểm chung ở họ là công việc mưu sinh về đêm cho đến rạng sáng, bất kể nắng mưa.

Dọn dẹp thúng mì cùng một số vật dụng sau một đêm thức trắng dưới cái rét cắt da, cắt thịt ở góc bờ Bắc chân cầu Trường Tiền, khuôn mặt bà Nguyễn Thị Mười tỏ ra bơ phờ. Hơn 30 năm ngồi bán bánh mì ở góc này, thấm không biết bao nhiêu đợt mưa lạnh nhưng bà vẫn nói rằng “đợt lạnh này quá khắc nghiệt và bất thường”. Mới ngày trước còn 27- 28 độ, ngày sau xuống còn 14 độ, nên sốc nhiệt.

Vì thế, mọi ngày bán gần năm chục ổ bánh mì nhưng trong đêm rét, bán chưa hết phân nửa vì mọi người hạn chế ra đường. “Mình bán quen rồi nên nắng mưa chi cũng ra bán. Hầu hết là khách quen”, bà Mười nói mà giọng run run vì lạnh. Và cũng theo người phụ nữ sắp bước vào tuổi lục tuần này, nhờ chịu khó nên mới có thu nhập, lo cho hai con học hành tới nơi tới chốn, có công ăn việc làm.

Gánh nặng vất vả kiếm sống cứ thế đè trên đôi vai người lao động mỗi khi đêm xuống. Trời càng lạnh, vất vả, cực nhọc lại tăng thêm gấp nhiều lần, nhưng họ vẫn trắng đêm mưu sinh…

Lạnh rét duy trì đến hết đêm 23/2

Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, đêm 20 và sáng sớm 21/2, trên địa bàn tỉnh xảy ra rét đậm trên diện rộng. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng và TP. Huế 14,1 độ C, huyện Nam Đông 14,4 độ C và huyện A Lưới 12,0 độ C.

Tình trạng rét và rét đậm về đêm trên địa bàn tỉnh có khả năng còn duy trì đến hết đêm 23/2. Từ ngày 24/2 không khí lạnh suy yếu, thời tiết tốt dần lên và nền nhiệt độ cũng tăng dần.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

Trong Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Nhiều công đoàn cơ sở tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao mang đến món quà tinh thần cho đoàn viên, người lao động; thăm hỏi động viên và trao hỗ trợ cho những đoàn viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Return to top