ClockThứ Năm, 13/05/2021 11:09

Văn hóa “5K”

Dù có vaccine vẫn phải luôn thực hiện 5K“Coi” Việt Nam chống dịch

Thông điệp “5K” của Bộ Y tế “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” trong bối cảnh dịch bệnh COVID - 19 bùng phát khiến tôi nhớ đến một số văn bản hành chính triều Nguyễn ghi nhận về những đợt dịch bệnh hoành hành có dịp đọc. Theo đó, quan lại phụ trách các địa phương trình báo tình hình dịch bệnh chậm trễ sẽ bị truyền chỉ trách cứ (quở trách). Trong các biện pháp xử lý dịch bệnh, bên cạnh lập đàn cầu đảo, cấp phát thuốc và cử thầy thuốc đến chữa trị, thiêu hủy nhà có người bệnh dịch và dọn dẹp đường sá, còn có kiểm soát việc đi và đến nơi có dịch bệnh (khoảng cách, không tập trung).

Dịch bệnh không chừa ai. Đầu năm 1801, hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh được vua Gia Long chọn nối nghiệp đã bị chết vì đậu mùa, dù được chữa trị bằng nhiều bài thuốc Nam, thuốc Bắc khiến vua  Gia Long lo sợ. Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi thay cha, lo sợ dịch bệnh đã cho phép lập một “trung tâm” chữa bệnh đậu mùa ngay trong hoàng thành và 10 ngự y đã được các bác sĩ người Pháp đào tạo chữa kiểu bệnh kiểu phương Tây. Tuy nhiên, cháu nội sau này là vua Tự Đức bị dính đậu mùa, không chết song mặt rỗ như tổ ong bầu. Cũng vào thời điểm vua Minh Mạng mới lên ngôi, một trận dịch tả bùng phát vào tháng 7/1820 làm chết 206.835 người, trong khi số dân lúc đó khoảng 10 triệu người, tức là mất 2% dân số, một con số quá lớn.

Dân tộc M’nông xưa ở Tây Nguyên quy định, người trong buôn làng đi đến buôn khác đang bị dịch bệnh phải ở ngoài rừng “cách ly” 10-15 ngày và phải “tắm 7 con suối”. Sau thời gian vẫn khỏe mạnh mới được về. Còn khi buôn làng có dịch bệnh, sẽ làm dấu hiệu trên các con đường vào bằng cách chăng dây buộc trâu ngang đường đi. Khách hoặc người lạ vào làng biết có chuyện bất ổn, tín hiệu “nội bất xuất ngoại bất nhập”, phải tự giác rút lui ngay, không cần “đội cưỡng chế”.

Trong một lần chuyện trò, một bác sĩ y học cổ truyền cho biết, để phòng chống dịch bệnh, xưa người Huế mình thường sử dụng tinh dầu, xông trầm để làm sạch không khí (khử khuẩn), phòng ngừa vi khuẩn hay vi rút dù chắc chắn chưa hề biết về các nhân tố gây bệnh này. Thực tế cho thấy, việc làm sạch không khí bằng các phương pháp tự nhiên là khoa học và là việc nên làm. Tinh dầu có thể thanh lọc không khí, chống độc, chống vi khuẩn, chống nấm mốc và loại bỏ mùi trong nhà cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Như một vị khách không mời mà đến, dịch bệnh với những tên gọi khác nhau từ dịch hạch, dịch tả một thời hoành hành và nay tân thời mang tên COVID - 19 đã thực sự là nỗi kinh hoàng. Xưa bằng nếp sống, cách ứng xử, luật tục... người dân ta đã vượt qua những đại dịch nguy hiểm và từ đó, hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ cuộc sống. Nay qua 2 mùa COVID - 19 càng thấy thấm thía những giá trị của cuộc sống mang lại. Cuộc chiến mang tên COVID -19 là sự kết hợp giữa khoa học công nghệ cùng ý thức trách nhiệm cộng đồng của mỗi một người và trong một chừng mực nào đó được gói gọn ở thông điệp “5K” giàu tính văn hóa và nhân văn.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

TIN MỚI

Return to top