ClockChủ Nhật, 14/07/2019 07:19

Yoga cho trẻ mầm non

TTH - Cần ở người tập một sự điềm tĩnh, tập trung nhất định, cứ ngỡ yoga là bộ môn chỉ dành cho người lớn tuổi…

Biểu diễn yoga tập thể nhân Ngày Quốc tế YogaLạ mắt với yoga bayẤn Độ tưng bừng kỷ niệm ngày yoga quốc tế đầu tiên

Trẻ theo mẹ tập yoga ở Trung tâm TDTT tỉnh

Ấy vậy mà gần 1 năm nay, cứ tuần 2 buổi, học sinh 4 lớp (từ 4 tuổi trở lên) của Trường mầm non chất lượng cao Thảo Nguyên Xanh (An Cựu City) lại háo hức thực hiện những bài tập yoga, mà đồ rằng, những đứa trẻ hiếu động, hồn nhiên ấy ban đầu chưa thể hiểu yoga là gì, tập để làm gì.

Chỉ riêng việc tập trung các cháu, mỗi cháu ngồi yên trên một tấm thảm để theo dõi động tác mẫu đã là vấn đề chứ chưa nói là thực hiện đúng theo bài tập. Nắm bắt tâm lý này, các HLV yoga chủ yếu bày các cháu những động tác mô phỏng động tác, hình dáng động vật gần gũi, hoặc đã từng xem, nghe qua chuyện kể, tranh ảnh, truyền hình…, dần dần, những bài tập trở thành một “trò chơi” yêu thích của trẻ ở ngôi trường này.

Tập yoga cho trẻ ở Trường mầm non Thảo Nguyên Xanh

Sau khi những tấm thảm tập yoga được sắp xếp ngay ngắn, hàng chục trẻ không ai bảo ai tự động ngồi vào vị trí và chăm chú thực hiện theo từng động tác của Trúc Ngân – HLV yoga đến từ CLB yoga Sức Sống Mới. Sau vài động tác khởi động, các cháu thực hiện khá thuần thục những động tác mô phỏng cánh bướm, rắn hổ chúa, lạc đà, con mèo, cây xanh…

“Trẻ con cơ thể mềm dẻo nên nhiều động tác thực hiện chuẩn hơn cả người lớn. Tuy nhiên, nếu như người lớn phải hoàn thành bài tập theo quy định thì các em khi nào thấy mỏi, mệt là nghỉ chứ không nhất định phải thực hiện hết”, HLV Hồ Thị Như Mai - Chủ nhiệm CLB yoga Sức Sống Mới cho biết.

Thực hiện động tác “rắn hổ chúa”

“Ngoài sức khỏe, yoga giúp trẻ biết lắng nghe, tập trung và giảm bạo lực học đường. Nếu tập thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích về lâu dài trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí óc, nhất là những cháu thiểu năng, tăng động, nên khi đưa yoga trở thành một hoạt động ngoại khóa của trường, các bậc phụ huynh rất ủng hộ”, Hiệu trưởng Trường mầm non Thảo Nguyên Xanh, cô Trương Thị Dưỡng chia sẻ. 

Còn tại Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật Tịnh Trúc Gia (P. Thủy Xuân – TP. Huế), bộ môn này đã trở thành “món ăn” tinh thần hữu ích của gần 30 trẻ thiệt thòi 9 năm qua. “Yoga giúp các em phần nào cân bằng được áp lực, điều chỉnh hành vi… Trước đây, nhiều em khá hạn chế trong giao tiếp, ăn uống, vệ sinh cá nhân…, nhưng sau một thời gian đến với yoga, các em dần dần tự mình thực hiện những động tác trong sinh hoạt thường nhật mà không cần trợ giúp”, HLV Hồ Thị Như Mai nói.

Chị Hồ Thị Khánh Nhung (đường Trần Phú, TP. Huế), học viên tại CLB yoga Sức Sống Mới - Trung tâm TDTT tỉnh cho biết, ban đầu đi tập nhưng không có ai trông nên tôi dẫn 2 cháu theo. Sau 1, 2 buổi đợi mẹ, các cháu nằng nặc xin tập chung. Lúc đó cứ nghĩ con ngồi buồn nên đòi cho vui vậy thôi, không ngờ từ lúc “đòi” cho đến bây giờ 2 đứa (7 tuổi và 9 tuổi) đã theo bộ môn này hơn 1 năm. “Con trẻ nói chung, con tôi nói riêng đều hiếu động. Tập yoga một thời gian, các cháu vẫn hiếu động, nhưng là “trong tầm kiểm soát” và ngoài sức khỏe, các con tôi đã hình thành được sự điềm tĩnh, tập trung nhất định”, chị Nhung nói.

Ngoài Sức Sống Mới, đến thời điểm hiện tại, ở Huế đã có khá nhiều CLB yoga, như: Star (Hải Triều, Lê Thánh Tôn), Olympic (Phan Chu Trinh), Mộc (Trường CĐ Công nghiệp Huế…, thu hút hàng ngàn lượt người tập luyện, từ người lớn tuổi cho đến trẻ nhỏ. Và với lợi ích mang lại cũng như việc tập luyện không quá phức tạp, tốn kém, nếu bộ môn này trở thành một trong những buổi ngoại khóa trong các trường học nhằm giúp các em bớt căng thẳng, áp lực, tiến tới giảm bạo lực học đường, nâng cao sức khỏe và trí tuệ cũng là điều mà các ngành chức năng nên cân nhắc.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

Những tác phẩm từ cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế, tranh vẽ về văn hóa Huế, sưu tầm văn hóa dân gian do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức là nguồn học liệu quý trong thực hiện chương trình giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non.

Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non
ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”
Diện mạo mới, sức sống mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Lộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhờ thế, diện mạo vùng đất ở cửa ngõ phía nam của Thừa Thiên Huế đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.

Diện mạo mới, sức sống mới

TIN MỚI

Return to top