ClockThứ Tư, 05/09/2018 08:38

Đồng hành cùng người dân

TTH - Lên kế hoạch di dời các hộ dân, vận động tích trữ lương thực, thành lập các tổ phản ứng nhanh… là những công việc xã Hồng Hạ (huyện A Lưới) chủ động chuẩn bị, sẵn sàng trong công tác phòng, chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn năm nay.

Tận tâm với công việcGiữ bình yên cho những ngày lễ

Gia đình ông Căn Iệp và bà Căn Hai sống tại thôn Paring, xã Hồng Hạ nhớ lại, năm 2017, tình hình mưa lũ diễn ra phức tạp, nước dâng lên rất nhanh khiến bà con không kịp trở tay, gia đình chỉ có hai người cao tuổi nên không kịp di dời tài sản đến nơi an toàn. Nhờ cán bộ xã giúp vận chuyển vật dụng, đàn gia súc nên gia đình ông bà đã đến được nơi trú ẩn an toàn và đảm bảo tài sản không bị thiệt hại.

Ông Lê Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ cho biết, với đặc điểm địa hình là xã miền núi, khe suối nhiều, độ dốc lớn nên vào mùa mưa, dòng chảy các sông suối rất dữ dội, nhà cửa người dân còn nhiều hộ chưa kiên cố và có 40 hộ, 220 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Chính quyền xã xây dựng phương án phòng chống bão lụt sát với thực tế từng địa bàn thôn, kịp thời cảnh báo và ứng cứu đưa người nhân đến nơi an toàn.

Ngoài thôn Paring thuộc vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, ngập nước, khu vực tái định cư mới của xã cũng là một địa bàn “nóng”, dễ bị chia cắt, cô lập với bên ngoài do nước dâng cao, một số cầu cống bị ngập. Trong mùa mưa lũ năm 2017, UBND xã đã kịp thời cứu trợ thực phẩm cho bà con; đồng thời tuyên truyền người dân tăng cường tự quản tại chỗ, hạn chế di chuyển để tránh nguy hiểm. Ngay sau khi cơn lũ đi qua, cán bộ xã cùng với lực lượng của các đoàn thể đã tiến hành nạo vét cống, khai thông đường đi để bà con ổn định sinh hoạt, sản xuất.

Năm 2017, tuyến Quốc lộ 49A lên thị trấn A Lưới bị chia cắt do sạt lở đất, nhiều người dân mắc kẹt tại Hồng Hạ. UBND xã đã tổ  chức giúp đỡ, cung cấp thực phẩm và chỗ nghỉ ngơi cho hơn 100 người dân.

Để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ngay từ đầu năm 2018 UBND xã Hồng Hạ đã lên phương án triển khai sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Trong đó, chú trọng vận động, tuyên truyền người dân di dời đến các địa điểm an toàn được chỉ định sẵn (nhà họp dân, trạm xá, trường học). Đồng thời, thành lập lực lượng ứng cứu tại 5 thôn với lực lượng chủ yếu là thanh niên xung kích, dân quân tự vệ… Đây là lực lượng cơ động tại chỗ, đóng vai trò đi đầu trong công tác giúp người dân di tản và di dời tài sản khỏi vùng nguy hiểm.

Để đảm bảo lương thực cho bà con trong những ngày mưa lũ, xã vận động một cửa hàng tạp hóa tích trữ 1 tấn gạo và 1.000 gói mì ăn liền để sẵn sàng cung cấp tại chỗ. Đối với những vùng có khả năng bị chia cắt nhiều ngày, bà con chủ động dự trữ lương thực để không bị thiếu đói. Ngoài ra, UBND xã đã chuẩn bị 30 áo phao, 10 phao cứu sinh, 100 bao cát và tuyên truyền bà con gia cố, giằng néo nhà cửa để tránh thiệt hại lớn xảy ra.

“Với phương châm “5 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần và tự quản tại chỗ) của từng thôn, xã Hồng Hạ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa lũ năm nay. Trong những tháng cao điểm mưa bão, UBND xã sẽ thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để kịp thời thông báo đến bà con, đảm bảo chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”, ông Lê Văn Hợi cho biết.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Return to top