ClockChủ Nhật, 22/05/2016 20:41

Bánh ép quê tôi

TTH - Thằng cháu từ Quảng Nam vừa “đổ bộ” đến Huế đã tí tởn, “Dì chở cháu về quê ăn bánh ép đi, lâu rồi không được ăn bánh ép quê mình”.

Bánh ép xóm Chùa luôn khiến chúng tôi thòm thèm mỗi lần nhắc tên

Nhắc tới bánh ép mới nhớ, cũng lâu mình không về quê ăn bánh ép. Ở thành phố, bánh ép được bán khá nhiều, hầu như đường nào cũng có vài ba quán, giá cả bình dân. Có những quán nổi tiếng như bánh ép Thuận An, bánh ép Gia Di… nhưng với những người từng thưởng thức qua món bánh ép xóm Chùa, Điền Hải (Phong Điền) sẽ có chung một cảm nhận không quán bánh nào có vị đặc trưng, ngon như ở đây.

Bánh ép xóm Chùa không có trứng cút như ở nhiều nơi, chỉ có một ít rau, thịt nạt được xào thấm, bột lọc, ăn kèm với rau sống. Nước chấm ngoài nước tương còn có món nước mắm ớt, đây là điều khiến bánh ép quê tôi ngon và đặc biệt hơn nhiều nơi. Nước mắm chấm là nước mắm cá của vùng biển Phong Hải pha sền sệt cùng với loại ớt bột được trồng tại địa phương, vừa đủ vị mặn khi chấm và vị cay khiến người ăn có cảm giác ngon miệng. Giá cả hết sức bình dân mỗi cái chỉ 1.000 đồng, nên thu hút rất đông thực khách nhất là học sinh.

Có lẽ vì thế mà mỗi lần có dịp về quê, dù bận rộn mấy tôi cũng đều tranh thủ chở mấy đứa cháu đi ăn món này. Đơn giản vì nó khiến tôi nhớ về tuổi thơ. Nhớ lúc còn bé tý, mỗi lần chị gái buôn bán đắt hàng là cả nhà lại được chiêu đãi món ăn dân dã này. Nhà chẳng có khuôn bánh nên mỗi lần làm bánh phải đạp xe gần 1km đi mượn khuôn bánh. Công việc này tôi luôn là người đảm trách. Rồi cả nhà quây quần bên bếp lửa, ép được cái nào ăn liền cái đó, vừa thổi vừa ăn, đầm ấm vô cùng.

Nhìn sơ sơ nhiều người thường nghĩ, làm bánh ép đơn giản nhưng thực tế lại khá cầu kỳ, nhất là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Bột sau khi mua về được nhồi kỹ, vắt thành từng miếng mỏng hình tròn, nhỏ tầm 2 ngón tay. Thịt nạc được cắt thành lát mỏng ướp gia vị rồi sào sơ, trộn cùng với một ít hành, ngò rí. Sau khi làm nóng khuôn bánh trên bếp than, dùng bẹ chuối bôi lên khuôn ít dầu ăn để chống dính, đặt một miếng bột lọc và một ít thịt nạc lên trên rồi ép lại khoảng 7 đến 8 giây là có thể thưởng thức. Nếu ăn cùng với trứng thì sau khi ép lần một, mở khuôn đổ lên một lớp trứng gà đã quấy sẵn, tiếp tục ép thêm lần 2 trong 3 – 5 giây nữa. Ăn kèm với bánh ép không thể thiếu nước mắm, chua ngọt, rau sống. Thiếu một trong các thứ ấy thì mùi vị của chiếc bánh cũng giảm đi đôi ba phần

Bánh ép là loại bánh vừa ăn, vừa ép khiến cho người thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi. Những lúc khách đông, cảm giác chờ đợi đến lượt cũng khiến khiến cho món ăn thêm phần thú vị.

Hoàng Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top