ClockThứ Ba, 24/11/2015 14:39

Đình làng La Chữ: Khó chống chọi với khắc nghiệt của thời gian

TTH - "Chình ình như cột đình La Chữ" là câu nói của người xưa khi nhắc đến đình làng La Chữ. Ngôi đình cổ hiện đang xuống cấp ngày một nhiều hơn.
Rác thải và xe cộ để bừa bãi làm mất tính trang nghiêm của ngôi đình cổ

Thăm làng La Chữ trong buổi nắng sớm, chúng tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp cùng sự nhộn nhịp của bà con sống nơi đây. Đình làng La Chữ thuộc phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. Cụ Nguyễn Bá Trung năm nay đã 88 tuổi nhưng khi nhắc đến đình làng La Chữ, hào hứng hẳn. “Lúc trước cột đình to lắm, bằng gỗ mít, phải hai người ôm mới hết. Đã vậy toàn bộ đình làm bằng gỗ được mua từ phía Bắc vào. Tiếc là trong chiến tranh, đình bị đốt”, giọng cụ Trung chùng xuống. Ngôi đình là nơi để thực hiện lễ tế Thành Hoàng và các vị khai canh vào tháng 8 âm lịch hằng năm. “Khắp nơi gần xa đều đến chiêm ngưỡng lễ tế, khách thập phương đông lắm”, cụ Trung nói thêm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khắp vùng này chỉ có đình làng La Chữ là được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 2007.

Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng ngôi đình không chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời gian. Phần mái xung quanh đình đã xuất hiện những lỗ hổng, phần ngói bị bong tróc, tường đóng rêu, một số chỗ xi măng vỡ để lộ thép ra ngoài. “Dân làng chúng tôi có góp tiền để lợp ngói, kẻ lại hình nhưng không được cấp trên đồng thuận bởi đình làng La Chữ hiện nay là di tích lịch sử văn hóa. Mọi việc phải chờ ý kiến cấp trên”, bác Minh – người coi sóc đình làng tâm sự.
Phía sau đình làng được trưng dụng để đồ của bà con tiểu thương
 
“Mùa mưa dột ghê lắm, chợ lại họp bên đình làng nên thấy nhếch nhác. Có đóng mấy cái hàng rào nhưng chỉ là giải pháp tạm thời thôi”, cụ bà Lê Thị Ngao (vợ cụ Trung) nói thêm. Chợ ở đây cũng rất nổi tiếng thường gọi là chợ Chữ, mở bán cả ngày. “Có sắp xếp chợ mới rồi nhưng chưa có tiền để di dời ra đó (chợ mới)”, các chị tiểu thương ở đây cho biết. Họ cũng mong muốn các cấp quan tâm giúp đỡ để di dời chợ, tách làm hai để vừa trả lại cảnh quang sạch sẽ quanh đình, vừa yên tâm buôn bán.
Đình làng La Chữ luôn là niềm tự hào của bà con nơi đây, chứng kiến sự xuống cấp như vậy ai cũng xót xa cho ngôi đình có danh tiếng hàng trăm năm. Để giữ đình, cần sự góp sức, góp lực của các cấp chính quyền nhằm duy tu và tôn tạo lại đình làng.
Bài, ảnh: Cao Nguyễn Xuân Đạt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Return to top