ClockThứ Sáu, 29/10/2010 05:35

Hình tượng bát quả trong mỹ thuật cung đình Huế

TTH - Trong di sản mỹ thuật đa dạng thời Nguyễn tại Huế, hình tượng bát quả (tám quả quý) trở thành một trong những hình tượng  chủ đạo, có tính dẫn dắt quan trọng về sự biểu cảm giá trị và nội dung, chức năng của các công trình kiến trúc. Hình tượng bát quả phản ảnh xu hướng thẩm mỹ tam giáo (Nho, Phật, Lão) trong trang trí tạo hình cung đình, đồng thời, đó cũng là những sắc thái văn hóa, tâm linh của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Kiểu thức trang trí phổ biến trong bát quả gắn liền với những ý nghĩa tượng trưng nhất định: quả đào tượng trưng cho trường thọ, sự kính trọng ; quả lựu với đặc tính tự nhiên là nhiều hạt và quả mãng cầu (na) là loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự đông đúc, no đủ, con cái đầy đàn. Vì vậy, quả lựu, quả mãng cầu được trang trí rất nhiều ở cung các bà hoàng như cung Diên Thọ, cung Trường Sanh và xuất hiện ở nhiều nơi khác như cửa lăng hoàng hậu Lệ Thiên Anh, lăng bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu, cung Thiên Định, Thái Bình Lâu, điện Voi Ré... Trái đào là biểu tượng cho trường sinh cho nên có khi trong trang trí cổ thể hiện ba trái đào giữa năm con dơi (số ba ảnh hưởng của triết lý Trung Hoa: Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Số ba còn hàm nghĩa sinh sinh, hóa hóa, sinh sôi nảy nở hay là sự biểu thị sức sống bất diệt.) với ý nghĩa mong ước hay cầu chúc trường sinh bất tử và hưởng được ngũ phúc.


Các loại quả trang trí bình phong lăng Kiên Thái Vương

Mặc dù đã được quy vào bộ bát quả, nhưng trong thực tế, có thể đếm được hơn tám quả trong các bộ trang trí cụ thể khác nhau, mỗi bộ đề tài có tám quả và nhiều bộ thì lại có khá nhiều quả không trùng nhau. Có quả được phóng lớn trang trí ở các bình phong, ô hộc các cổng, các trụ cửa, bình phong như ở lăng Kiên Thái Vương, ở cung Trường Sanh, cửa vòm tầng hai cổng Chương Đức là đào, lựu, phật thủ là chủ yếu. Trong một hình thức quy nạp mang biểu tượng tinh thần quân tử, sự cao sang và quý phái, các quả đào, lựu, lê và mãng cầu được kết hợp biểu thị những ý nghĩa tượng trưng mở rộng khác nhau. Mỗi thứ quả có thể tạo ra một sự biến thể như mãng cầu biến thành phụng (cung Trường Sanh), quả phật thủ thành đầu rồng, thành cái lọng (có ở nhiều nơi), quả lê thành con nghê, quả lựu thành con lân, quả mãng cầu thành con rùa...
 

Bát quả trên bình phong cung Trường Sanh

Phần đông các nghệ nhân thời Nguyễn xuất thân từ các làng quê, vì vậy những quả được trang trí rất gần gũi và quen thuộc trong diễn tả của họ. Mỗi thứ quả được diễn tả trong sáng, rõ ràng, đầy ắp tình người trong đó. Cũng như đề tài tứ thời, người nghệ nhân cũng thể hiện được tình yêu thiên nhiên, trân trọng hương hoa trời đất qua hình tượng Bát quả. Trong các ô hộc nề vữa khảm sứ, chiếm giữ nhiều nhất là đôi quả đào và lựu, hầu như các công trình nào có mật độ khảm sành sứ dày đặc cũng có thể tìm thấy đầy đủ tám quả quý và có nhiều hơn cả là quả đào và lựu. Các dấu tích mờ nhạt của các quả đào, lựu ở bình phong Thế Miếu cho thấy, chất liệu khảm sành sứ rất quan trọng trong việc tăng độ bền, tính tạo khối hình và sự rung cảm của bố cục trang trí. Một số ít các khối thể của quả đào được khảm sành sứ tinh nhã, chính xác, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao mới hoàn thành. Nhiều khi nghệ nhân tận dụng đặc điểm chất liệu, sự kết hợp của các mảnh sành sứ màu các cỡ lớn nhỏ để diễn tả quả lựu sao cho thấy cả hạt (mái điện Thái Hòa - bình phong lăng Kiên Thái Vương), hay tận dụng đường ghép của các mảnh sứ để diễn tả các mắt của vỏ quả mãng cầu.
 

Quả trên bàn thờ lăng Khải Định

Trên nhiều gờ mái được phân chia thành ô hộc, các quả được diễn tả rất công phu, tỉ mỉ và đòi hỏi sự đầu tư thời gian lớn, đặc biệt là phải có được kỹ thuật khảm ghép và chất kết dính gia chế có tính năng kỹ thuật cao. Tại gờ mái điện Thái Hòa, các quả lựu, phật thủ nằm nghiêng trên chiều dốc của mái, vì thế hình thể khảm sành sứ càng trở nên động, chúng tạo nên cảm giác hài hòa giữa trang trí và hình khối thẩm mỹ của kiến trúc một cách rõ nét. Những trái đào, lựu, cụm hoa được ghép từ các ụ chai, mảng sứ trắng, vàng, các trôn mảnh chén sứ bỗng trở nên sống động, lung linh bởi chúng nằm trong một tổng thể thống nhất với những ý niệm tạo hình đầy ý nghĩa. Nghệ thuật trang trí theo đề tài bát bửu thời Nguyễn đã tạo nên các giá trị và những thành tựu nghệ thuật trang trí nổi bật trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn. Những hình ảnh bát quả tinh tế về nghệ thuật đã biểu lộ và phản ánh được kỹ năng trang trí, trình độ sáng tạo của những nghệ nhân tại Huế. Qua các hình tượng cũng như việc sử dụng các chất liệu khác như pháp lam, sơn son thếp vàng, chạm khắc gỗ, nghệ thuật khảm sành sứ mang đậm mẫu thức truyền thống và dấu ấn văn hóa dân gian, mà rõ ràng nhất là qua các hình thức thể hiện, bút pháp và phong cách chuyển tải, phản ánh trong đó với tính định hướng tâm linh sâu sắc như PGS Chu Quang Trứ viết trong Văn hoá Mỹ thuật Huế: "Thiên nhiên đất nước đổi thay bốn mùa được nghệ nhân quan sát rất kỹ, am hiểu tường tận, chọn ra những cây cảnh và thú vật tiêu biêu để tái hiện trên gỗ, đá và những vật liệu quý " [tr 40].
 
Phan Thanh Bình
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Return to top