ClockThứ Năm, 23/06/2011 13:51

Hồi sinh cổ vật Việt

TTH - Vũ Kim Lộc là một nhà kinh doanh, đồng thời là nhà sưu tầm cổ vật có tiếng ở T.P Hồ Chí Minh. T.S Phạm Quốc Quân (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) là chuyên gia về gốm sứ cổ. Hai con người có hoàn cảnh xuất thân và nghề nghiệp rất khác nhau ấy đã hợp tác với nhau suốt 11 tháng ròng để phục hồi 4 báu vật của triều Nguyễn...


 

Tôi vừa được tặng cuốn sách Hồi sinh - Câu chuyện phục hồi bốn mũ vua triều Nguyễn (tựa tiếng Anh là Rehabilitation - The Story of Restoring the Four Crowns of the King during the Nguyen Dynasty) của hai tác giả Vũ Kim Lộc và Phạm Quốc Quân do Nxb Văn hóa Dân tộc xuất bản vào tháng 5/2011 (ảnh 1), viết về quá trình phục hồi 4 chiếc mũ vua triều Nguyễn ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội.

 

Là người từng hành nghề bảo tàng và thấu hiểu những gian truân của công tác bảo quản và phục hồi cổ vật ở trong các bảo tàng ở nước ta, sau khi đọc xong cuốn sách, tôi thực sự khâm phục kỳ công và ngưỡng mộ tấm lòng của những người tham gia phục hồi 4 bảo vật quý giá này của vương triều Nguyễn.

Vũ Kim Lộc là một nhà kinh doanh và nghiên cứu nghề kim hoàn, đồng thời là sưu tập cổ vật có tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh là tác giả của các tập biên khảo rất có giá trị: Nghề kim hoàn của Champa, Cổ vật Champa và Cổ vật huyền bí đã được xuất bản trong khoản 10 năm trở lại đây. TS. Phạm Quốc Quân là Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, là chuyên gia về gốm sứ cổ Việt Nam, đã xuất bản hơn 200 bài viết về cổ vật Việt Nam và thế giới trên các tạp chí trong và ngoài nước. Hai con người có hoàn cảnh xuất thân và nghề nghiệp rất khác nhau ấy đã hợp tác với nhau suốt 11 tháng ròng để phục hồi 4 bảo vật của triều Nguyễn và cũng mất ngần ấy thời gian để phản ánh quá trình phục hồi đầy gian truân, thử thách ấy trong gần 200 trang sách, mà tôi nghĩ không chỉ các nhà bảo tàng học, các nhà quản lý văn hóa ở Việt Nam mà tất cả những ai yêu quý văn hóa và cổ vật Việt Nam, đều nên tìm đọc.
Sách dày 200 trang, ngoài Lời nói đầu, Tự sự, Dẫn nhập ở đầu sách, Thay lời kết ở cuối sách và Phụ lục, sách gồm 3 chương: Đặc điểm nghệ thuật mũ Đại triều và Tế giao của vua triều Nguyễn - Liên hệ với mũ miện Trung Hoa (Chương 1); Bốn mũ vua triều Nguyễn - Những vấn đề đặt ra (Chương 2); Hồi sinh bốn mũ vua triều Nguyễn (Chương 3) cùng 214 bức ảnh màu ghi lại toàn quá trình phục hồi 4 chiếc mũ của các vua triều Nguyễn, từ khi đó là 2 “đống hỗn mang” giữa vàng, bạc và đá quý bị vo cuộn gãy nát lẫn lộn với “chất thải của các loài mối” (ảnh 2) cho đến lúc trở thành 4 chiếc mũ hoàn chỉnh, sang trọng và lộng lẫy, trình Hội đồng khoa học nghiệm thu và đưa ra trưng bày nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua (ảnh 3).

Nguyên liệu rời rạc từ 4 chiếc mũ vua Nguyễn đã biến dạng
Bốn chiếc mũ này là những hiện vật trong kho báu vật, gồm nhiều kim bảo, ngọc tỉ, ấn, kiếm, mũ miện… do triều Nguyễn để lại và được chính phủ Việt Nam lưu giữ trong hơn 65 năm qua, trước khi trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam bảo quản và trưng bày. Trước những sức ép do khó khăn kinh tế thời kháng chiến và vấn đề ý thức hệ, Bác Hồ vẫn kiên quyết giữ lại kho báu này để cho các thế hệ người Việt Nam còn có cơ hội chiêm ngưỡng những báu vật quý giá này.
Tuy nhiên, do tác động của thời gian và do điều kiện bảo quản trước đây rất kém, nên 4 chiếc mũ này đã biến dạng hoàn toàn: cốt mũ không còn, hàng ngàn chi tiết trang trí bằng vàng bạc bị tách rời và vo cuộn, để xen lẫn với san hô, ngọc trai, ngọc thạch… trong hai chiếc túi cũ kỹ được niêm phong cẩn mật, hoàn toàn không thể nhận diện đó là những chiếc mũ lộng lẫy và uy nghi mà các vua triều Nguyễn từng đội trong các buổi triều hội, tế lễ.

Một trong 4 chiếc mũ triều Nguyễn sau khi phục hồi 
Trong lời tự sự ở đầu sách, Vũ Kim Lộc tâm sự: mặc dù đã có trên 20 năm kinh doanh và nghiên cứu về nghề kim hoàn, nhưng anh cũng bàng hoàng trước công việc sắp tới của mình. Và khi tiếp cận với cái gọi là “4 chiếc mũ vua”, anh đã vô cùng ngỡ ngàng và xúc động về hiện trạng của chúng, trong khi những chuyên gia bảo tàng hiện diện quanh anh thì “im lặng và đầy căng thẳng, bởi ai cũng cho rằng đây là một công việc cực kỳ khó khăn nhưng ái ngại không nói ra lời”.
Tuy nhiên, với tất cả tấm lòng của những người có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam, với sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã quyết định giữ gìn những bảo vật này, nhóm phục hồi gồm Vũ Kim Lộc, Trần Ngọc Trí và Lê Văn Tuấn, với sự tham gia của các chuyên gia bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng khoa học do TS. Phạm Quốc Quân làm Chủ tịch, việc phục hồi 4 chiếc mũ vua triều Nguyễn đã hoàn thành mỹ mãn. Tất cả đều được phản ánh chi tiết và đầy đủ trong 200 trang sách thấm đẫm mồ hôi và lấp lánh niềm tin về một thành công đáng tự hào này.
Cuốn sách này không chỉ là một cẩm nang về quá trình bảo quản phục hồi một loại hình hiện vật đặc thù trong các bảo tàng ở Việt Nam. Đây còn là dịp để người đọc nhận ra tấm chân tình của những người luôn trân quý và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam.
Trần Đức Anh Sơn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Return to top