ClockThứ Sáu, 07/07/2023 16:17

Lễ tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát

TTH.VN - Sáng 7/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa và diễu hành tri ân ngưỡng vọng tiền nhân nhân ngày giỗ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2023 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội mùa Thu.
leftcenterrightdel
 Đoàn đến dâng hoa, dâng hương tại lăng Trường Thái

Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở ngành cùng Hội May thêu thời trang, đông đảo các nhà thiết kế, người mẫu, những người yêu mến áo dài và nhóm nghệ nhân Đình làng Việt ở Hà Nội, Thanh Hoá...

Đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái (làng La Khê, Hương Thọ, Hương Trà) theo nghi thức truyền thống. Tiếp đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đoàn nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu. Các đoàn đến dâng hoa, dâng hương để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam.

 Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc cũng tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Miếu. Đây là hoạt động nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế, cũng là dịp quảng bá hình ảnh áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung đến đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nước.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Võ vương, là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Thời chúa trị vì có nhiều cải cách được ban hành, trong đó có quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều đình, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nằm phân biệt y phục giữa đàng trong và đàng ngoài. Vì thế ông là người viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Huế sẽ rộn ràng với Festival “Tết Huế” 2024

Festival “Tết Huế” do TP. Huế tổ chức sẽ diễn ra với nhiều hoạt động chào đón năm mới 2024, trong đó điểm nhấn là chương trình “Tết Huế”, được tổ chức thường niên nhân dịp chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.

Huế sẽ rộn ràng với Festival “Tết Huế” 2024
Áo dài Việt & góc nhìn từ Hanbok

Áo dài, một sản phẩm đặc trưng, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhưng để áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, sản phẩm công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa, có lẽ chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Những gì mà người Hàn Quốc đã làm cho Hanbok chính là một trong những cách làm hay mà chúng ta cần tham khảo.

Áo dài Việt  góc nhìn từ Hanbok
Khai mạc Festival Nhiếp ảnh Quốc tế Huế 2023

Nhằm kết nối, giới thiệu, quảng bá hình ảnh di sản văn hoá Huế và trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội mùa thu, tối 10/9, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường diễn ra khai mạc Festival Nhiếp ảnh Quốc tế Huế 2023.

Khai mạc Festival Nhiếp ảnh Quốc tế Huế 2023

TIN MỚI

Return to top