ClockThứ Bảy, 02/01/2021 19:15

Ngọ Môn mở cửa đón khách sau thời gian dài trùng tu

TTH.VN - Ngọ Môn – công trình kiến trúc tiểu biểu thuộc Hoàng cung được xem là biểu tượng của Huế đã mở cửa đón du khách tham quan vào đầu năm mới 2021 sau một thời gian dài trùng tu.

Tái hiện Lễ Ban Sóc triều NguyễnChuyện bên lề Sự kiện lịch sử “Vua Bảo Đại thoái vị”Dọn bến Nghinh Lương ĐìnhQuảng trường Ngọ Môn sôi động với biểu diễn thả diều nghệ thuậtCổng Ngọ Môn sẽ được làm sạch rêu mốcGiữ màu nguyên thủy cho công trình

Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành

Trùng tu từ năm 2012, công trình này được chia thành hai giai đoạn 2012-2015 và 2016-2019 với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2, công trình được đầu tư với khoảng kinh phí 44 tỷ đồng.

Các hạng mục được trùng tu ở giai đoạn này bao gồm: sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống gồm sơn son thếp vàng, sơn son không thếp, sơn quang tùy vào từng không gian khác nhau; hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn và gắn kết với công trình về mặt giao thông cũng như cảnh quan từ mọi góc nhìn; hệ thống sân, mặt cầu, lan can, cây xanh; hệ thống chiếu sáng nội thất, chống cháy theo kỹ thuật hiện đại và tiêu chuẩn Việt Nam…

Thời điểm Ngọ Môn mở cửa đón khách tham quan trở lại đúng vào dịp nghỉ năm mới 2021, rất nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. 

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại sau ngày Ngọ Môn mở cửa đón du khách tham quan:

 

Về tổng thể, Ngọ Môn được chia làm hai phần chính gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng

Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với 100 cây cột 

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An trong cuốn Kiến trúc Cố đô Huế: “Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.”

Du khách chụp ảnh trên lầu Ngũ Phụng, hướng nhìn về điện Thái Hoà

Năm 1923 dưới thời vua Khải Định, để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh của nhà vua (mừng sinh nhật 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924. Ngọ Môn đã được đại trùng tu, toàn bộ lầu Ngũ Phụng được hạ giải để tu bổ

Nhờ sự kết hợp, sắp đặt tài tình cộng với bàn tay khéo léo và đôi mắt thẩm mỹ cao của các nhà kiến trúc thời Nguyễn mà tổng thể Ngọ Môn rất mềm mại, xinh xắn, tráng lệ

Hệ thống cửa trên lầu Ngũ Phụng sau khi được trùng tu bằng kỹ thuật sơn truyền thống

Ngọ Môn trải qua rất nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, trong đó phải kể đến là đợt tu bổ Ngọ Môn với quy mô lớn đã được tiến hành từ năm 1990 -1993, có sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO

"Sau rất nhiều lần đến Huế vào vào thăm quan Hoàng cung Huế nhưng đây là lần đầu tiên tôi đặt chân lên lầu Ngũ Phụng. Đứng ở đây mới thấy được sự uy nghi, trang nghiêm của một vương triều xưa", một du khách nói

P. THÀNH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Du lịch Huế sẵn sàng đón du khách “chơi” Festival

Ngay sau khi thông tin Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 diễn ra từ 7/6 - 12/6 được ban tổ chức công bố, ngành du lịch, các đơn vị lữ hành đã tập trung quảng bá, giới thiệu đến du khách và bổ sung, xây dựng các chương trình trong tour du lịch để tạo thêm trải nghiệm cho khách, sẵn sàng đón du khách đến Huế dịp festival này.

Du lịch Huế sẵn sàng đón du khách “chơi” Festival
Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng

TIN MỚI

Return to top