ClockThứ Ba, 21/11/2023 12:26
Viết nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11)

Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…

TTH.VN - Giáo dục di sản văn hóa ngay tại địa phương, không nhất thiết phải đưa học sinh đi xa ra khỏi tỉnh nhà để tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa… Cách làm này lập tức được dư luận đồng tình, các bậc phụ huynh hết sức hoan nghênh chào đón…

Chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa Di sản văn hóa phi vật thể: Ghi danh xong, cần ứng xử cho phù hợpĐề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóaTriển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”Nhà vườn An Hiên – sự hồi sinh quý giá

 Nhà lưu niệm & lăng mộ cụ Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự.

Chỗ xóm tôi ở, có một di tích cấp Quốc gia: Nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu. Nghe tiếng nghĩa trang này cũng đã lâu, nhưng phải cách đây hai mươi năm, khi chuyển lên xóm mới, tôi mới biết đích xác nơi di tích này tọa lạc. Rồi nhân lúc thong thả, tôi vào thăm để xem những ai đang an nghỉ nơi đây, mới giật mình thấy toàn nhân vật lịch sử, những tên tuổi lớn không chỉ của Huế mà của đất nước: Nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu, Nữ sử Đạm Phương, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, nhà thơ Thanh Hải, liệt sĩ Lê Tự Nhiên, cụ Nguyễn Huy Nhu, tiến sỹ khoa thi Bính thìn triều Khải Định, nguyên Giáo sư Hán học Viện Đại học Huế; Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh, nguyên Tổng ủy viên Hướng đạo sinh Đông Dương- người được ví là “con ngựa hoang núi Hồng Lĩnh”…

Sau đó, có dịp uống trà, chuyện vãn với vài người trong xóm, họ cũng tròn mắt ngạc nhiên không ngờ trên địa bàn mình sinh sống lại có một di tích lớn và quý như vậy. Cũng vì nguyên do như thế mà tôi đã có bài viết giới thiệu về di tích này với mong muốn để nhiều người được biết. Báo đăng, nhiều bạn đọc đã tìm đến thăm viếng. Kể cả có bạn đọc lớn tuổi từ Thành phố Hồ Chí Minh như ông Mai Lĩnh, cũng kết nối, nhờ tôi chỉ đường để được ghé đến, thành kính dâng nén hương thơm lên anh linh các danh nhân tiền bối.

 Chùa Thiên Mụ

Từ nghĩa trang Phan Bội Châu, tôi tẩn mẩn tự hỏi, Huế có bao nhiêu di tích và bao nhiêu người Huế chưa biết quê hương mình có những di tích đó để mà thăm, mà tìm hiểu? Chắc là sẽ rất nhiều. Vậy nên, dịp kỷ niệm Ngày Di sản 23/11/2019, nghe tin Sở Giáo dục và Đào tạo với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng nhau ký biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác, đưa chương trình giáo dục di sản văn hóa Huế vào trường học, tôi thấy rất mừng và phấn khích. Chương trình hợp tác bao gồm các đầu việc như biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; Xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản Huế; Xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; Tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản Huế... Những đầu việc ấy triển khai và duy trì tốt sẽ rất quan trọng; bởi từ đó cơ hội tiếp cận và lan tỏa di sản văn hóa Huế sẽ được nhân lên nhiều lần. Học sinh Huế, công dân Huế sẽ hiểu hơn về di sản của quê hương. Từ hiểu mới biết quý, biết yêu, biết bảo vệ giữ gìn và làm tỏa lan giá trị. “Vô tri bất mộ” (Không biết thì không quý) - người xưa đã chẳng nói như vậy là gì. Nếu chúng ta không hiểu, không biết yêu quý di sản cha ông ngay trên mảnh đất quê hương ta, thì lấy lý gì để “bắt” người khác phải đến mà tham quan du lịch, mà trân trọng di sản mà chúng ta đang được kế thừa, sở hữu?

 Học sinh tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Không biết có phải cảm hứng bắt nguồn từ Huế hay chăng mà gần đây, ngành giáo dục của Hà Nội và một số tỉnh thành khác cũng đã có văn bản đề nghị các trường học tổ chức giáo dục di sản văn hóa ngay tại địa phương, không nhất thiết phải tổ chức đưa học sinh đi xa ra khỏi thành phố, tỉnh nhà để tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa… Cách làm này lập tức được dư luận đồng tình, các bậc phụ huynh hết sức hoan nghênh chào đón. Đơn cử như tại Thành phố Hà Nội, có một thực tế là trong lúc rất nhiều học sinh chưa hiểu, thậm chí chưa đến với những Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Hồ Gươm tháp Rùa, Hỏa Lò “Hilton- Hanoi”,… thì lại được nhà trường tổ chức cho đi tham quan ở các tỉnh xa như Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn… Chi phí tốn kém chưa nói, chỉ nói đến việc an toàn đi lại, sinh hoạt cho các con cũng đã khiến rất nhiều phụ huynh nhấp nhổm phập phồng như ngồi trên lửa. Thế nên chủ trương giáo dục di sản văn hóa tại chỗ của ngành chức năng Thủ đô đưa ra đã được nhiệt liệt hoan nghênh là điều khá dễ hiểu. Kể cả với giáo viên, không ít người cũng thở phào nhẹ nhõm bởi quản lý một lúc mấy chục cháu đang ở lứa tuổi “nhất quỷ, nhì ma…” trên suốt cả một lộ trình dài là áp lực không hề nhỏ với họ. Cũng vì những lý do như đã nói mà chủ trương rất hợp tình hợp lý nói trên nên được học tập và nhân rộng hơn nữa.

Các cháu học sinh hào hứng với lần đầu được vào thăm Đại Nội

Lẽ dĩ nhiên, tìm hiểu, học tập di sản văn hóa ở những địa phương khác cũng là điều rất quý, tuy nhiên, không nên lạm dụng và cần phải tổ chức cho những lứa tuổi, trong những điều kiện phù hợp. Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa yêu thích, tự hào về văn hóa, lịch sử, thì tự các em sẽ nghiên cứu, tìm đến khi có cơ hội. Đó là câu chuyện của cả đời người chứ không giới hạn chỉ trong lứa tuổi học trò.

Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

TIN MỚI

Return to top