ClockThứ Bảy, 14/06/2014 04:09

Sớm công nhận dốc Ba Trục là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

TTH - Dốc Ba Trục hiện thuộc xã Phong Xuân (Phong Điền). Đây là con đường chiến lược, là cửa ngõ về đồng bằng, là con đường sống còn của lực lượng kháng chiến 2 huyện Phong – Quảng (Thừa Thiên Huế) và huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Hàng trăm đồng chí đã hy sinh khi làm nhiệm vụ dọc hai bên con đường dốc Ba Trục trong suốt 13 năm (1962-1975)...
Dốc Ba Trục - dấu ấn khó quên
Trong một thời gian dài, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phong Điền gặp gỡ các lão thành cách mạng – những người từng sống, trực tiếp chiến đấu tại dốc Ba Trục để củng cố thêm chứng cứ khoa học, làm cơ sở cho việc lập hồ sơ di tích công nhận dốc Ba Trục là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Theo những nhân chứng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dốc Ba Trục đóng vai trò hết sức quan trọng của lực lượng Khu ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Thành ủy và cán bộ lãnh đạo 3 huyện cánh Bắc của tỉnh. Không những thế, đây là điểm đóng của Trạm xá Bắc thuộc Tỉnh đội; các ban, đoàn thể; Đại đội TNXP CK200 thuộc Quân khu (hậu cần) do các đồng chí Võ Nguyên Quảng và Thân Trọng Một phụ trách.
“Tại điểm dốc Ba Trục, các đoàn dân công, bộ đội thường xuyên vận tải lương thực, vũ khí, đạn dược từ đồng bằng lên hậu cứ. Đặc biệt, từ năm 1965 đến 1968, nhiều đồng chí lãnh đạo của Khu ủy thuộc Quân khu 5 và các đồng chí trong liên tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên thường xuyên lên về đồng bằng để chỉ đạo phong trào phá ấp chiến lược, đánh địch đi càn”, ông Trần Văn Luyện, nguyên cán bộ quân báo Huyện đội Phong Điền năm 1961-1975 cho biết.
Dốc Ba Trục là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch vào các năm 1968, 1970, 1971, 1973... nhiều đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh trong lúc tải đạn, vận chuyển lương thực. Nhiều bậc lão thành cách mạng, những người từng sống, chiến đấu tại dốc Ba Trục khó quên được những hình ảnh quả cảm, những hy sinh mất mát, những tháng ngày gian khổ nhưng rất đỗi tự hào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
“Năm 1965, từ căn cứ dốc Ba Trục, được lệnh của cấp trên, Trung đoàn 6 về đánh đồng bằng, khi đi ngang qua xóm Khoai, thuộc thôn Hiền An, bọn địch phát hiện, huy động lực lượng các đồn đến bao vây hòng tiêu diệt Trung đoàn 6. Tại đây bộ đội ta đã dàn trận, chờ quân địch đến gần để đồng loạt phản công. Do bị đánh bất ngờ buộc chúng phải rút lui và điều động thêm pháo, máy bay yểm trợ, thả bom, bắn vào trận địa làm chúng ta tổn thất, nhiều chiến sỹ đã hy sinh trong trận tập kích này”, ông Nguyễn Minh Hoạt, nguyên Tiểu đội phó Trinh sát K105 tỉnh; Y tá trưởng Quân y Trạm xá Bắc nhớ lại.
Xứng đáng là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh
Mới đây, UBND huyện Phong Điền, Sở VH, TT&DL, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh đã tổ chức tọa đàm khoa học về địa điểm dốc Ba Trục. Buổi tọa đàm đã tập trung phân tích, làm rõ về vai trò, vị trí của dốc Ba Trục trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta; đồng thời, nêu bật những sự kiện tiêu biểu, những giá trị khoa học, lịch sử diễn ra tại dốc Ba Trục. “Đây là cơ sở để sớm công nhận dốc Ba Trục là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh”, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh khẳng định.
Căn cứ vào những sự kiện tại dốc Ba Trục, theo phân tích của các nhà chuyên môn, các đơn vị ban, ngành liên quan và dựa trên những giá trị khoa học, lịch sử cho thấy: Dốc Ba Trục là con đường giao thông huyết mạch nối liền đồng bằng hai huyện Phong – Quảng với Động Bồ (Động Bồ là nơi Huyện ủy đóng, sau này Tỉnh đội và lực lượng bộ đội Phong Điền đóng quân), đi thẳng vào Trạm xá Bắc, nơi điều trị thương binh và cơ quan Tỉnh ủy, Khu ủy đóng.
Dốc Ba Trục là cơ sở quan trọng, được ví như “xương sống” của vành đai diệt Mỹ. Ngoài ra, dốc Ba Trục là con đường “máu” trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các lực lượng cán bộ, du kích, bộ đội chủ lực thuộc Sư đoàn 324, Trung đoàn 6 thường xuyên qua lại. Địch muốn biến khu vực này thành “vành đai trắng”, nên chúng thường xuyên ném bom, bắn phá giữ dội. “Nếu không có dốc Ba Trục thì Thừa Thiên Huế nói chung và 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà nói riêng khó hoàn thành nhiệm vụ được”, ông Trần Văn Thuận, nguyên Chính trị viên, kiêm Đại đội trưởng huyện Phong Điền khẳng định.
Sớm công nhận dốc Ba Trục là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, không chỉ là nguyện vọng chính đáng của những người còn sống, mà còn là sự tri ân những người đã hy sinh tại dốc Ba Trục. “Chúng tôi đề nghị xây dựng bia tưởng niệm để ghi nhận tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hy sinh to lớn của quân, dân Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”, các lão thành cách mạng, những người sống, trực tiếp chiến đấu tại dốc Ba Trục cùng có chung tâm niệm.
Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Return to top