ClockThứ Tư, 11/10/2023 15:57

Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học về Quy hoạch Quần thể di tích Cố đô Huế​

TTH.VN - Ngày 11/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.​
GS.TS Trần Đình Thiên trình bày tại hội thảo

Tham dự, có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Cục trưởng Du lịch Quốc gia Hà Văn Siêu; Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên; đại diện lãnh đạo Hội đồng Di sản Văn hoá Quốc gia; Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam, Quần thể di tích cố đô Huế đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và giai đoạn 2010-2020). Ngày 11/1/2022,  Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 42/QĐ-TTg, làm cơ sở để tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức lập quy hoạch.

Đến nay, dự án hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo phương án quy hoạch, đang tổ chức trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế từ ngày 6 - 31/10.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, thời gian gần đây, với sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương trong việc tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho Thừa Thiên Huế phát triển đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế một cách toàn diện, cả vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường và mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế.

Xem thông tin quy hoạch tại hội thảo

Thừa Thiên Huế đang triển khai lập và trình duyệt 3 đồ án quy hoạch, gồm: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Những đồ án quy hoạch này đều thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đồng nhất quan điểm, mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần chỉ đạo xuyêt suốt tại Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị  về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, các sở, ban, ngành, địa phương để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và Thủ tướng phê duyệt trong tháng 1/2024. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các sở ngành đã có nhiều đề xuất, kiến nghị, góp ý về bối cảnh vùng, các điều kiện tự nhiên và hiện trạng; các tiền đề về bảo tồn di sản và phát triển bền vững. Về quy hoạch phân vùng bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng bảo tồn di sản và định hướng phát triển không gian, định hướng thiết kế đô thị và cảnh quan văn hoá và góp ý về kinh tế di sản và giải pháp thực hiện quy hoạch.

 

 

 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

TIN MỚI

Return to top