ClockChủ Nhật, 22/11/2015 15:05

Triển lãm hiện vật ca Huế và đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn

TTH.VN - Qua triển lãm, có một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng, như: tô sứ “Thuận Hóa vãn thị” hay chiếc đĩa “Ngự y chính ký”...

Hưởng ứng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), sáng 22/11, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với CLB Ca Huế và nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng tổ chức triển lãm chuyên đề: “Một số hình ảnh, hiện vật ca Huế và đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn”.

Chiếc đĩa Ngự y chính ký

Khoảng 70 hiện vật của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng được trưng bày tại triển lãm này đều là đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và thời nhà Nguyễn. Đây là những hiện vật cao cấp, quý hiếm được đặt làm từ Trung Quốc và một số nước châu Âu như Anh, Pháp…

Đáng chú ý, qua triển lãm này, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng, như: tô sứ “Thuận Hóa vãn thị” do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt làm ở Trung Quốc; hay chiếc đĩa “Ngự y chính ký” in một bài thơ Nôm, cũng được chúa Nguyễn đặt làm vào cuối thế kỷ XVIII, nay vẫn chưa xuất hiện cái thứ 2…

* Cũng trong chuỗi hoạt động này, sáng cùng ngày, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn đã dẫn dắt những người xem đi vào thế giới của đồ sứ ký kiểu qua những bài diễn thuyết với chủ đề “Thưởng ngoạn đồ sứ ký kiểu Việt Nam”.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn góp phần làm hiểu rõ hơn về văn hóa Huế giai đoạn các chúa Nguyễn và vua triều Nguyễn.

Đồ sứ ký kiểu chính là những hiện vật gốc mà thông qua đó, dùng để đối chiếu lại những tư liệu lịch sử khác để giải mã một số vấn đề lịch sử. Những chữ viết trên đồ sứ ký kiểu có thể là những chứng cứ cần thiết để bổ sung vào hệ thống văn học xứ Đàng Trong trong lịch sử. Đồ sứ ký kiểu cũng giúp người đời sau hiểu rõ hơn những tâm tư, tình cảm của người đời trước, đặc biệt là những đấng quân vương có văn thơ in trên đồ sứ ký kiểu mà những bài thơ văn này không hề được in trong các tài liệu lịch sử...

Thuận Hóa vãn thị

Trên những đồ sứ ký kiểu của nhà Nguyễn mà nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn có điều kiện tiếp cận, có những sản phẩm in hình phong cảnh rất đẹp của xứ Huế xưa. Theo đó, sẽ rất ý nghĩa nếu Bảo tàng Văn hóa Huế có thể sưu tập và giới thiệu với du khách hiện nay.

Xen giữa những câu chuyện được chia sẻ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết, cách đây 35, chính ông là người được tiếp cận chiếc tô sứ “Thuận Hóa vãn thị” trong bộ sưu tập của Nguyễn Hữu Hoàng. Ý thức được giá trị từ những thông tin trên tô sứ, kể về một buổi chợ chiều của xứ Thuận Hóa, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã nhiều lần liên hệ để mua nhưng không thành. Điều ông tâm đắc nhất lúc này, chính là trải qua bao nhiêu năm, chiếc tô sứ quý ấy vẫn không bị đưa ra khỏi đất Huế và đang được một người trẻ sở hữu.

 

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top