ClockThứ Hai, 25/12/2023 07:04

Giải pháp kích cầu du lịch

TTH - Năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Huế đã phục hồi và tăng trưởng tốt, lượng khách du lịch đến Huế tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế đã kéo theo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng cao, góp phần đưa TP. Huế thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm.

Kích thích nhu cầu chi tiêu của khách du lịchCần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biểnCộng đồng trách nhiệm để phát triển du lịch bền vững

 Khách du lịch check-in tại không gian nghề trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023

Hút khách từ các lễ hội

Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” quy tụ 350 nghệ nhân, thợ thủ công đến từ 69 đơn vị, thuộc 21 nhóm nghề truyền thống trong cả nước tham gia đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Huế sau thời gian dài hoạt động du lịch trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong 8 ngày diễn ra, Festival NTT Huế 2023 kết hợp các dịp lễ đã thu hút khoảng 120.000 lượt khách đến Huế, tăng 26% so với dự ước ban đầu (95.000). Trong đó, khách lưu trú 65.300 lượt, tăng 17,6% so với dự ước; doanh thu từ du lịch đạt 194 tỷ, tăng 25%. Trong số đó, ước có khoảng 300.000 lượt du khách và người địa phương đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động lễ hội Festival NTT Huế trong dịp này, doanh thu từ các hoạt động của không gian làng nghề và ẩm thực ước đạt hơn 20 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, tổng lượt khách đến Huế năm 2023 đạt 2,1 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2022; doanh thu du lịch đạt 4.585 tỷ đồng, tăng 186% so với cùng kỳ. Trong đó, hai đề án phát triển du lịch là đề án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè và mô hình du lịch cộng đồng biển tại Hải Dương đã được HĐND thành phố thông qua và đã được UBND thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện. Các phố đêm, như Phố đêm Hoàng thành, Phố đi bộ Hai Bà Trưng, Phố đi bộ Chu Văn An - Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão tiếp tục là không gian đón khách du lịch đến vui chơi, mua sắm và trải nghiệm.

Cùng với du lịch - dịch vụ, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố trong năm 2023 diễn ra khá sôi động, sức mua tăng trưởng ổn định, giá cả thị trường không có biến động lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 đạt 52.129 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Khách du lịch tham quan, mua sắm đặc sản Huế 

Tạo đà tăng trưởng

Để thu hút khách du lịch đến Huế trong năm 2024, thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu du lịch, đào tạo, nâng cao tay nghề đối với đội ngũ người lao động... Trong đó, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ du lịch, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu lại nguồn khách; đẩy mạnh quảng bá xúc tiến kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới; liên kết, hợp tác với các đối tác truyền thông, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị vận chuyển, đồng thời, hình thành và kết nối các tour tuyến du lịch mới nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và lợi thế khác biệt của từng địa phương.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật, năm 2024 thành phố tập trung phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế hướng đến đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt; cùng với tỉnh hình thành và khai thác các sản phẩm mang thương hiệu Huế, như: “Huế - Thành phố lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, du lịch mua sắm, phố đêm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch đầm phá, du lịch biển. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các phố đi bộ và khai thác hiệu quả tuyến đường đi bộ bờ nam sông Hương kết hợp tuyến đường đi bộ bờ bắc sông Hương; trong đó, chú trọng hoàn thiện các dịch vụ du lịch, giao thông tĩnh, làm mới các hoạt động tại không gian đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và phụ cận tạo điểm nhấn phục vụ du khách và người dân.

Giải pháp quan trọng nữa đó là nghiên cứu các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên sông Hương, sông Ngự Hà... gắn với các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án du lịch, văn hóa đã được phê duyệt, gồm: đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng biển tại Hải Dương; đề án xây dựng mô hình khu du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè, qua đó hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nghề truyền thống.

Năm 2024, thành phố tăng cường tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa, du lịch trong năm gắn với văn hóa Huế, con người Huế, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, nhất là các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm nhằm tạo tính độc đáo, riêng biệt để tăng tính cạnh tranh, đồng thời xây dựng chương trình và kế hoạch hưởng ứng Festival 4 mùa của tỉnh; tổ chức các hoạt động tuyên truyền Thành phố du lịch sạch ASEAN.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top