ClockThứ Bảy, 03/03/2018 15:09

Liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 huyện miền núi

TTH - Nhằm thúc đẩy ngành du lịch 4 huyện có bước phát triển mới theo hướng bền vững, UBND huyện A Lưới phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban hợp tác phát triển du lịch giữa các huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), diễn ra trong ngày 2/3.

Quảng bá, xúc tiến du lịch: Không chờ “hữu xạ tự nhiên hương”20 doanh nghiệp khảo sát phát triển du lịch Phú Vang, Phú LộcHuế tham gia Hội chợ du lịch quốc tế TTM plus - Thái Lan 2017Đi du lịch cần biết quy tắc ứng xử

Năm 2017, việc tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch của 4 huyện miền núi đã tạo sự kết nối liên vùng, góp phần mở rộng và đa dạng các sản phẩm du lịch trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Các địa phương đã kết nối các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng, tạo các tour mới với các điểm đến đa dạng, phong phú hơn; xây dựng chương trình tour giới thiệu các điểm du lịch homestay tại A Lưới, tour làng du lịch sinh thái Pơmu, xã Axan, tour du lịch cộng đồng tại huyện Đông Giang… Nhờ đó, lượng khách đến tham quan tại 4 huyện ước đạt khoảng 32.735 lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 7,4 tỷ đồng.

Hội nghị tiến hành phân tích tiềm năng du lịch của các huyện, bàn giải pháp liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng nhằm xúc tiến tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng. Qua đó, xác định tiếp tục phối hợp tổ chức khảo sát giới thiệu tuyến, điểm du lịch các huyện trong cụm liên kết; đồng thời, tạo mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) và huyện Bố Trạch (Quảng Bình) trong thời gian tới.

Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top