ClockThứ Tư, 09/11/2016 13:31

Nghĩ đến du lịch khám chữa bệnh ở Huế

TTH - Được xem là điểm đến du lịch của miền Trung, mỗi năm, Huế thu hút từ 2,7 đến hơn 3 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 30%.

Đây là con số vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của vùng đất. Vấn đề liên doanh, liên kết, quảng bá tiếp thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ du lịch vẫn chưa hấp dẫn. Du khách đến Huế chưa có sự lựa chọn để chơi, để khám phá, dẫn đến thời gian du khách lưu trú ở Huế thấp.

 Nhận định chung của các hãng lữ hành cũng như chuyên gia trong ngành du lịch, Huế rất có tiềm năng khai thác lĩnh vực du lịch khám chữa bệnh (KCB)-một lĩnh vực không còn mới ở Việt Nam, cũng như các nước trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... Họ cho rằng, Huế có một nền y học cổ truyền lâu đời với nhiều lương y, lương dược danh tiếng góp phần củng cố, phát triển ngành y học cổ truyền (YHCT) nước nhà. Trong đó, liệu pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, thuốc Bắc và bấm huyệt châm cứu đang được du khách trong, ngoài nước biết đến. Huế còn có Thái Y viện chuyên kê đơn thuốc KCB cho các vua quan triều Nguyễn mà ngày nay còn lưu danh những bài thuốc quý. Festival Huế 2014, Thái Y viện được phục dựng thu hút khách du lịch tham quan.

Hiện nay, Huế có Bệnh viện Y học Cổ truyền, các trung tâm đào tạo ứng dụng y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức... và hầu hết các trung tâm y tế đã thành lập khoa YHCT. Các trạm y tế đều triển khai KCB bằng châm cứu, dùng thuốc YHCT, thu hút nhiều bệnh nhân. Huế còn có điều kiện khai thác những tour du lịch nghỉ dưỡng tăng cường sức khỏe hiệu quả, như Khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An (Phú Vang), Thanh Tân (Phong Điền)... Ngoài ra, hệ thống tây y ở Thừa Thiên Huế cũng là một điểm sáng ở khu vực miền Trung và cả nước với hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh; đặc biệt, có Bệnh viện TƯ Huế, Trường đại học Y Dược Huế, Trường cao đẳng Y tế Huế mỗi năm đào tạo hàng nghìn y, bác sĩ cho mọi miền Bắc, Trung, Nam..

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Trưởng Bộ Y tế đến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế cho rằng, du lịch KCB không còn mới đối với nhiều nước trên thế giới, nhưng nếu Huế khai thác những tiềm năng thế mạnh, tạo những địa chỉ du lịch KCB sẽ thu hút đông khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nước Singapore, Thái Lan... hơn 10 năm nay trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho du khách, doanh thu hàng tỷ đôla mỗi năm. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, các địa chỉ du lịch KCB của các nước bạn, nhân lực, vật lực không có gì hơn mình, vấn đề họ biết khai thác tour, tuyến du lịch gắn kết với các dịch vụ KCB hoàn hảo xứng đáng với đồng tiền du khách bỏ ra và phục vụ du khách như thượng đế. Với Thừa Thiên Huế, điều này không khó thực hiện nếu biết khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa lịch sử và thế mạnh của hệ thống đông, tây y kim cổ của vùng Hương, Ngự.

Làm việc với lãnh đạo địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế đã nêu quan điểm ủng hộ, gợi mở và mong muốn Thừa Thiên Huế sớm lập đề án triển khai mô hình du lịch KCB. Tương lai gần, Thừa Thiên Huế sẽ có những địa chỉ du lịch KCB mang tính đặc trưng, đặc thù của vùng đất Cố đô, với cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại; đội ngũ cán bộ y, bác sĩ chuyên sâu, giàu kinh nghiệm cũng như đạt tiêu chí làm hài lòng bệnh nhân, du khách.

Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top