ClockThứ Hai, 23/09/2024 13:25

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các cơ sở Phật giáo

TTH - Thừa Thiên Huế có nhiều cơ sở tôn giáo và di tích tâm linh đa dạng, bao gồm chùa, nhà thờ, văn miếu, đình, đền, miếu,... và nhiều nơi linh thiêng khác. Sự đa dạng này tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh.

Chọn Huế để du lịch dịp lễ “Đại sứ” du lịch trẻVăn nghệ sĩ Huế & những ngày bên sóng biển Nha Trang

Lễ hội ẩm thực chay, một hoạt động nằm trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2024 

Tiềm năng phong phú

Việc phát triển các hoạt động du lịch tâm linh như lễ hội truyền thống, các khóa học thiền định, yoga, và trải nghiệm ẩm thực tâm linh là những cơ hội để du khách tìm hiểu sâu hơn về triết lý tâm linh địa phương và thực hành trong không gian thiên nhiên thanh bình. Mối liên kết sâu sắc giữa du lịch tâm linh và du lịch sinh thái cũng tạo ra một hình thức du lịch toàn diện, giúp du khách cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên và cảm giác hòa mình vào môi trường thiên nhiên. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của du khách tìm kiếm tĩnh tâm và kết nối với tâm linh, mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và tôn trọng văn hóa và môi trường của địa phương.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thanh Hải, du lịch tâm linh vẫn đang là một trong những sản phẩm du lịch được quan tâm, có sức hấp dẫn lớn và là xu hướng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Các di tích, cơ sở thờ tự, chùa, thiền viện,… của Phật giáo cũng có sức hút nhất định và đóng góp không nhỏ vào phát triển du lịch tại các địa phương, thúc đẩy kinh tế, nâng cao các giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Thừa Thiên Huế sở hữu rất nhiều di tích Phật giáo có giá trị lịch sử, những ngôi cổ tự, đại tự thu hút nhiều lượt khách hành hương, tham quan, chiêm bái đến từ nhiều địa phương khác trong cả nước.

Cùng với đó, Thừa Thiên Huế có nền ẩm thực đa dạng và đặc biệt, với nhiều món chay tâm linh và ẩm thực có giá trị tâm linh. Các nhà hàng chay và các sự kiện ẩm thực tâm linh tạo nên trải nghiệm thú vị cho du khách. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế không chỉ là điểm đến tâm linh, mà còn có cảnh quan thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Việc kết hợp giữa du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và văn hóa tạo ra một trải nghiệm đa dạng cho du khách.

Cũng cần lưu ý rằng việc phát triển du lịch tâm linh cần đi kèm với việc bảo vệ và duy trì tính thiêng liêng của các địa điểm tâm linh, đảm bảo rằng sự phát triển không gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa và môi trường.

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hoàng Phước Nhật cho biết, các chương trình du lịch tâm linh tại Huế đều tập trung vào việc kết hợp giữa trải nghiệm tâm linh, những hoạt động như tham quan, tụng kinh, và ẩm thực chay bên cạnh tham dự các ngày lễ, lễ hội tâm linh. Các điểm tham quan có ý nghĩa tâm linh, như chùa Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng và Từ Hiếu cùng với việc dùng bữa tại nhà hàng chay mang lại trải nghiệm đa dạng về tâm linh và ẩm thực. Một số chương trình đưa du khách đến tham quan một số điểm tâm linh quan trọng tại Thừa Thiên Huế như các lăng tẩm, chùa và đền thờ cho thấy sự kết hợp giữa việc tham quan các lăng tẩm của các vị vua và các ngôi chùa mang lại trải nghiệm tâm linh cùng với việc tìm hiểu về lịch sử và văn hóa độc đáo của địa phương.

“Việc khai thác sản phẩm du lịch tâm linh cũng cần sự chung tay của các đơn vị lữ hành, tuy nhiên hiện nay chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản phẩm này còn hạn chế. Thị trường khách trải nghiệm sản phẩm này nhỏ và việc tiếp cận, khai thác sản phẩm này gặp khó khăn trong việc liên kết với cơ sở tôn giáo tâm linh”, ông Nhật nói.

Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về xây dựng, phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Bình, để thúc đẩy loại hình du lịch tâm linh phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, cần có cơ chế phối hợp nhất quán giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị với các cơ sở tâm linh và các hãng lữ hành. Qua đó, cần đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm quảng bá sâu rộng, chuyên nghiệp đối với loại hình du lịch này đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, có các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh. Tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu các dịch vụ tâm linh tại các hội chợ, triển lãm du lịch ở nước ngoài với nhiều phương thức khác nhau. Tăng cường sự tham gia của các điểm văn hóa tâm linh để khai thác, phát triển du lịch tâm linh. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh lữ hành xây dựng chương trình du lịch tâm linh. Hỗ trợ đào tạo các hướng dẫn viên và nhân viên về văn hóa, lịch sử và tâm linh của cơ sở tôn giáo để họ có thể cung cấp thông tin chính xác cho du khách. Đồng thời, tổ chức các buổi hội thảo và chia sẻ kiến thức tâm linh để nâng cao nhận thức của cộng đồng và du khách.

Bài, ảnh: VĂN BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top