ClockThứ Ba, 28/02/2017 08:00

Chiếu sáng Huế về đêm: Cần thiết nhưng nên có quy hoạch cụ thể

TTH - Động thái vận động người dân chiếu sáng mặt tiền để Huế sáng hơn về đêm của lãnh đạo TP. Huế mới đây là cần thiết. Để sáng gắn liền với đẹp, mang tính thẩm mỹ cao, đồng bộ, cần có quy hoạch cụ thể và lâu dài.

Đã có chuyển biến

Ý tưởng này tuy không mới, nhưng đây là lần đầu tiên được cụ thể hóa bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế, người đặt bút ký văn bản cho rằng, nhằm làm cho Huế sáng hơn về đêm, vừa đảm bảo an toàn giao thông, đẩy lùi tệ nạn xã hội vừa tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Động thái này là cần thiết và trên tinh thần vận động người dân, cơ quan, doanh nghiệp hưởng ứng chứ không bắt buộc. Việc chiếu sáng cũng tập trung ở những tuyến phố chính, trung tâm TP. Huế chứ không nhất thiết phải là ở tất cả các vùng và những hộ nghèo, khó khăn về kinh tế. Nếu người dân hưởng ứng ở cả những đường kiệt, vùng ven đô càng tốt, song điều đó phải hoàn toàn tự nguyện khi họ cảm thấy cần thiết và cân đối được chi phí chiếu sáng trong gia đình, như là việc tắt một số bóng đèn không cần thiết trong nhà để thắp sáng một, hai bóng đèn trước mặt tiền.

Chiếu sáng công cộng ở các tuyến đường hiện nay đều sử dụng kinh phí từ ngân sách

Có ý kiến cho rằng, trong khi Nhà nước đang kêu gọi tiết kiệm điện thì TP. Huế “đi ngược chủ trương” bằng việc kêu gọi thắp thêm bóng đèn ngoài ngõ. Tiết kiệm điện là đương nhiên, nhằm tránh lãng phí, bởi vẫn còn tình trạng nhiều gia đình, cơ quan, doanh nghiệp bật điện ở những vị trí không cần thiết chứ không có nghĩa tiết kiệm là tắt hết tất cả bóng đèn và nhất là khi việc bắt thêm bóng đèn trước ngõ giúp nhà mình sáng hơn, hạn chế được trộm cắp và còn giúp được người đi đường thì đó là việc nên làm. Tiết kiệm điện không đồng nghĩa với tiết giảm điện năng tiêu thụ mà là ở cách sử dụng điện như thế nào cho hợp lý.

Mỗi năm, TP. Huế tốn khoảng 9-10 tỷ đồng cho chiếu sáng công cộng, tuy nhiên, chỉ đảm bảo đủ chiếu sáng theo một số mốc thời gian cố định chứ chưa thể chiếu sáng từ đêm tới tận sáng hôm sau ở nhiều tuyến đường. Sau khi văn bản của thành phố được phát đi, khá nhiều cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ chủ trương không chỉ bằng việc chiếu sáng mà còn có kế hoạch thiết kế chiếu sáng mang tính nghệ thuật. UBND TP. Huế cũng đã làm việc với một số cơ quan liên quan như Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để chiếu sáng một số điểm di tích, điểm vui chơi…

Đa số các nhà hàng, quán ăn, nhiều hộ mặt tiền ở những tuyến đường chính đã ủng hộ chủ trương này, có hộ kéo dài thời gian chiếu sáng đến 11-12 giờ đêm, có hộ chiếu sáng từ đêm tới sáng, nhất là đối với những hộ kinh doanh dịch vụ. Một số cơ quan, doanh nghiệp ở mặt tiền cũng kéo dài thời gian chiếu sáng, giúp Huế sáng hơn khi đêm về.

Quy hoạch là cần thiết

Đơn vị chịu trách nhiệm chiếu sáng Khu đô thị mới An Vân Dương là Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị cũng đã tính tới phương án vận động các cơ quan ở mặt tiền chiếu sáng hàng đêm và khi gần sáng để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự khi ngân sách không đủ để chiếu sáng tất cả các tuyến đường và kéo dài thời gian chiếu sáng mỗi ngày dù chỉ thêm vài chục phút. Do đó, giải pháp vận động người dân, doanh nghiệp cùng chung tay chiếu sáng cho Huế về đêm và lúc rạng sáng là hoàn toàn hợp lý.

Để chiếu sáng mang tính thẩm mỹ về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể, hợp lý, nếu không sẽ khó đồng bộ, mỗi nơi mỗi kiểu hay như cách nói của một số người là “ô nhiễm ánh sáng”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thành cho hay, chắc chắn sẽ được tính tới, tuy nhiên ở một số tuyến đường hiện nay, việc chiếu sáng còn do một số doanh nghiệp thực hiện và nằm ngoài sự quản lý của TP. Huế nên vẫn chưa có phương án thống nhất. Trước mắt, vẫn tập trung một số tuyến chính và chiếu sáng theo chủ đề hoặc theo mùa lễ hội. Về lâu dài, TP. Huế sẽ có quy hoạch thống nhất, bài bản cho chiếu sáng công cộng chứ không phải mỗi nơi mỗi kiểu như hiện nay.

Quản lý vận hành chiếu sáng công cộng trên địa bàn TP. Huế là Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế cho hay, việc chiếu sáng hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách. Nếu có sự chung tay, góp sức của người dân, doanh nghiệp thì hiệu quả chiếu sáng sẽ cao hơn, mà cụ thể là nhiều tuyến đường sẽ sáng hơn dù điện chiếu sáng công cộng đã tắt.

Nói về chiếu sáng nghệ thuật, doanh nghiệp này cũng đã đề xuất nhiều phương án chiếu sáng tùy theo từng tuyến đường và chủ đề cụ thể để làm đẹp cho các con phố và phải là bóng đèn led, tiết kiệm điện và kể cả bóng đèn cảm ứng, bóng đèn thông minh có thể điều chỉnh bật, tắt theo điều kiện khí hậu, tuy nhiên, khó khăn hiện tại vẫn là kinh phí nên dù có phương án song vẫn chưa thực hiện được. Một số tuyến đường chính như Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đống Đa…hiện đã áp dụng chiếu sáng nghệ thuật và dùng bóng đèn led, trong đó có nhiều đoạn dùng bóng đèn trang trí do doanh nghiệp tài trợ.

Khi chủ trương vận động chiếu sáng công cộng vào các ngày cuối tuần, lễ tết ban hành, bên cạnh số đông đồng tình ủng hộ, vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, một số ý kiến cho rằng, việc vận động cần được tập trung ở một số khu vực, lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như lĩnh vực trực tiếp hưởng lợi từ du lịch dịch vụ, rồi đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... sau cùng mới đến người dân và tập trung ở vùng trung tâm TP. Huế. Ý kiến khác thì cho rằng, việc chiếu sáng nghệ thuật tốn khá nhiều chi phí, bao gồm thiết kế, vận hành, duy tu, bảo dưỡng... Nhà nước nên hỗ trợ ngân sách để thực hiện việc này bởi hầu hết các doanh nghiệp, người dân đều đã đóng thuế để thực hiện việc chiếu sáng, do đó người dân cũng cần được hưởng lợi từ việc này.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

TIN MỚI

Return to top