ClockThứ Hai, 03/06/2019 20:30

Chưa gắn kết phát triển du lịch với nông nghiệp

TTH - Liên kết phát triển du lịch gắn với nông nghiệp đang là xu hướng mới, tuy nhiên, ở Huế mô hình liên kết này vẫn chưa thể triển khai.

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch văn hóa - ẩm thựcHiện vật làng quê “kể chuyện”

Du khách tham quan, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp ở Hương Chữ (TX. Hương Trà) 

Chưa thể triển khai

Du lịch gắn với phát triển nông nghiệp đã hình thành và phát triển trên thế giới từ lâu. Ở nước ta, những năm gần đây, mối liên kết phát triển giữa hai ngành được quan tâm và bước đầu hình thành những mô hình, trang trại nông nghiệp để phục vụ nhu cầu trải nghiệm, sử dụng nguồn thực phẩm sạch cho du khách sử dụng. Không dừng ở đó, phát triển du lịch nông nghiệp chính là một trong những giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn.

Loại hình du lịch nông nghiệp này hứa hẹn giúp Huế tăng tính đa dạng các sản phẩm du lịch, gia tăng luồng du khách đến các vùng nông thôn; kéo dài mùa vụ du lịch trong những thời gian thấp điểm.

Theo Hội Lữ hành tỉnh, Huế không thiếu các vùng nông nghiệp để có thể kết hợp xây dựng các tour tuyến để khách tham gia trải nghiệm, nhưng đến nay mô hình này vẫn chưa triển khai. Năm 2017, ngành du lịch có tổ chức chuyến khảo sát đến vùng rau ở Quảng Điền và Hương Thủy, nhưng ở cả hai vùng này đều gặp những vấn đề nhất định. Ở Quảng Điền, vùng rau có thể triển khai du lịch thì xung quanh có nhiều mồ mả; ở Hương Thủy, người dân chưa mặn mà để khai thác du lịch.

Trên thực tế, ở các mô hình du lịch cộng đồng, trải nghiệm làm nông nghiệp cũng được triển khai. Tuy nhiên, mới đầu, người dân sẵn sàng tham gia phục vụ, nhưng do tần suất khách đến sử dụng dịch vụ không được nhiều, dẫn đến nguồn thu không ổn định và dần dà người dân ít tham gia hơn.

Đó là với mô hình nông nghiệp đại trà, còn các mô hình nông nghiệp sạch, công nghệ cao, khép kín cũng đang từ chối khách đến tham quan, trải nghiệm. Anh Trương Như Hải, chủ trang trại Hải Farm (Thủy Biều, TP. Huế) cho hay, tại Hải Farm đang dừng lại ở hình thức sản xuất nông nghiệp, chưa có mô hình để đón khách. Nếu khách đến quá đông sẽ làm hư hại cây, do đó, trang trại chỉ đón khách chủ yếu vào cuối vụ và tham quan hoàn toàn miễn phí. Dù các doanh nghiệp (DN) du lịch liên tục liên hệ để đưa khách đến trang trại, nhưng anh chưa sẵn sàng nên đành từ chối.

Tìm giải pháp tối ưu

Hội Lữ hành cho biết, loại hình du lịch nông nghiệp chưa quá phổ biến, tuy nhiên du khách vẫn có nhu cầu tham quan, trải nghiệm. Do Huế chưa có những mô hình, trải nghiệm về nông nghiệp chuyên nghiệp nên các hãng lữ hành phải chuyển dịch dòng khách sang các địa phương lân cận. Để sản phẩm này hình thành và phát triển ở Huế cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa “bộ ba”: DN du lịch, DN nông nghiệp hoặc người dân và cơ quan quản lý Nhà nước. Vì mỗi sản phẩm mới ra đời sẽ có những khó khăn bước đầu, nếu không tìm được tiếng nói, lợi ích chung thì khó duy trì lâu dài.

Anh Trương Như Hải cho hay, hướng phát triển mô hình nông nghiệp để phục vụ du lịch đã được lên kế hoạch, nhưng cái khó của trang trại là không tìm được diện tích phù hợp, trong khi đó, giá thuê đất ở Thủy Biều quá cao và vướng quy hoạch. Về cơ chế chính sách để hỗ trợ cho DN vẫn chưa có.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch thông tin, UBND tỉnh có chủ trương hưởng ứng và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch theo xu hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Vừa qua, ngành du lịch phối hợp với Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm thuộc Tập đoàn Quế Lâm giới thiệu các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao đến các khách sạn trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là bước đi đầu để các DN nông nghiệp có động lực phát triển, mở rộng quy mô phục vụ du lịch.

Tuy nhiên, phía Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm cho biết, hiện tại vẫn chưa thể triển khai bởi chưa kết nối được đầu ra vì giá nông sản an toàn còn cao hơn so với nông sản bình thường. Các khách sạn 4 - 5 sao có nhu cầu nhưng đòi hỏi giá thấp hơn, điều này hầu như không thể vì sản xuất nông nghiệp sạch có chi phí cao. “Kế hoạch kết hợp vừa sản xuất nông nghiệp vừa phục vụ khách du lịch chắc chắn sẽ được triển khai, tuy nhiên, DN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, thà chậm mà chắc”, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm chia sẻ.

Ngành du lịch cho hay, trước mắt, ngành vận động và phối hợp với các cá nhân, tổ chức, DN sản xuất nông nghiệp, DN du lịch, chính quyền địa phương tổ chức các chuyến khảo sát một số điểm khai thác mô hình thí điểm để có những điều chỉnh, nâng cao chất lương phù hợp với thực tế. Sau đó mở các tour, tuyến du lịch nông nghiệp tận dụng lợi thế của từng địa phương.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top