ClockThứ Ba, 03/12/2019 20:48

Du lịch Việt Nam thăng hạng

TTH.VN - Với một loạt giải thưởng du lịch ở khu vực và toàn thế giới trong khuôn khổ Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26, du lịch Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng.

Hà Nội, TP HCM lọt tốp 20 điểm đến hàng đầu Châu Á-Thái Bình DươngPhát triển nông - lâm nghiệp bền vững gắn với du lịchCó tên trên bản đồ du lịch – nhưng tại sao?

Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019

Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26 (World Travel Awards - WTA) diễn ra tại Oman, Việt Nam được gọi tên chiến thắng hạng mục “Ðiểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019”. Ðây cũng là năm gặt hái giải thưởng quốc tế của du lịch nước nhà, được vinh danh ở nhiều hạng mục: Ðiểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019, Ðiểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019, Ðiểm đến hàng đầu châu Á 2019, Ðiểm đến Golf tốt nhất châu Á 2019, Ðiểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019, Ðiểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019.

Hàng chục giải thưởng quốc tế khác được trao cho các hãng hàng không, lữ hành, doanh nghiệp du lịch, khách sạn, resort và các công trình, điểm du lịch tại Sa Pa, Ðà Nẵng, Hội An, Phú Quốc.

Nếu lần đầu tiên du lịch Việt Nam được công nhận Ðiểm đến di sản hàng đầu thế giới và Ðiểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 thì 2019 là năm thứ hai liên tiếp đạt danh hiệu Ðiểm đến hàng đầu châu Á, và năm thứ ba là Ðiểm đến Golf tốt nhất châu Á. Với danh hiệu “Ðiểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019” thì là lần đầu tiên.

Mục tiêu đón 18 triệu du khách quốc tế cả năm, tính tới nay, 11 tháng, con số là 16,2 triệu lượt, tăng 14,5% cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 10, du khách quốc tế đạt 1,62 triệu lượt, tăng 34,3% cùng kỳ năm ngoái. Tháng 11 số khách quốc tế đạt kỷ lục 1,8 triệu lượt khách, tăng 39% cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm 5,2 triệu lượt. Các thị trường trọng điểm Ðông Bắc Á và ASEAN đều tăng trưởng cao. Các thị trường Tây Âu như Italia, Tây Ban Nha, Ðức, Anh, Pháp vẫn giữ mức tăng. Khách Mỹ tăng hơn 8%, còn dòng khách Úc có giảm nhẹ.

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương, hết quý II năm 2019, Việt Nam đứng thứ 10 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đón khách cao nhất châu Á - Thái Bình Dương, vượt qua Indonesia để đứng thứ tư Ðông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ: Quảng bá và xúc tiến du lịch quốc gia, chính sách miễn thị thực và đơn giản hóa thủ tục, cải thiện chất lượng điểm đến du lịch (bao gồm cả chất lượng nguồn nhân lực du lịch). Việt Nam được thế giới đánh giá là giàu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa nhưng khai thác chưa hiệu quả nên khách quốc tế vẫn chưa cán mốc 20 triệu lượt, còn khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.     

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

TIN MỚI

Return to top