ClockThứ Sáu, 25/01/2019 06:45

Quảng bá trực tiếp ở thị trường trọng điểm

TTH - Dù công tác quảng bá đã có hiệu quả, tuy nhiên, ở những thị trường trọng điểm hình ảnh của Huế vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận.

Chú trọng quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm

Đoàn doanh nghiệp khảo sát và kết nối du lịch với TP. Hải Phòng vào năm 2018

Không đủ kinh phí

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, quảng bá từng là yếu điểm của du lịch Huế trong một thời gian dài. Khoảng 3 năm trở lại, công tác này đã hiệu quả hơn. Du lịch Huế đã chủ động tham gia quảng bá tại các hội chợ du lịch trong nước và khu vực; tần suất đón các đoàn famtrip, presstrip đến Huế cũng đã tăng lên nhiều lần... Và, dù có nhiều chuyển biến, nhưng với những thị trường trọng điểm, có tính ổn định, nhất là ở Tây Âu và Bắc Mỹ, du lịch Huế vẫn chưa thể tiếp cận, hình ảnh ít được quảng bá.

Phát biểu chỉ đạo trong hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành du lịch 2019 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định yêu cầu, làm sao để tiếp cận những thị trường trọng điểm là câu hỏi được đặt ra nhiều lần, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Ngành du lịch cần phải nghiên cứu và có kế hoạch tốt hơn trong thời gian đến.

Nhiều năm qua, thông qua việc liên kết với Tổng cục Du lịch, du lịch Huế đã được Tổng cục hỗ trợ xúc tiến quảng bá đến các thị trường trọng điểm bằng hình thức gửi ấn phẩm, hình ảnh điểm đến du lịch đặc trưng, các clip phim quảng bá… Trong quá trình quảng bá chung cho cả nước, Huế chỉ chiếm một phần nhỏ chứ không thể có tần suất lớn hơn, nên sẽ không thể bằng Huế trực tiếp đi quảng bá.

Đoàn báo chí Lào khảo sát và tìm hiểu di sản Huế

Lãnh đạo ngành du lịch giải thích, nguồn kinh phí dành cho công tác xúc tiến quảng bá có tăng so với trước, nhưng không đáng kể. Để tham gia những hội chợ du lịch lớn tại các thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ, nguồn kinh phí là quá lớn, khi đó, sẽ không còn nguồn lực để thực hiện quảng bá ở các thị trường khác.

Thay vì tham gia các hội chợ du lịch, lãnh đạo ngành du lịch cho rằng, tổ chức đón các đoàn famtrip từ các thị trường này sẽ vừa tiết kiệm mà vẫn đạt những hiệu quả nhất định. Giải pháp khác được ngành du lịch thực hiện là quảng bá trên các kênh online, thông qua các trang mạng xã hội có uy tín, như Tripadvisor, Agoda, Booking.com, Traveloka, Ivivu,...

Công tác xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch là điều bắt buộc đối với mọi điểm đến và Huế không phải ngoại lệ. Sự chung sức của các doanh nghiệp (DN) du lịch Huế đã tích cực hơn so với trước, nhưng chủ yếu là quảng bá ở các thị trường nội địa, với nguồn kinh phí vừa phải, những thị trường xa, kinh phí gấp nhiều lần, DN Huế rất ít tham gia. Ngành du lịch chia sẻ, trong kế hoạch hàng năm luôn có tham gia hội chợ du lịch ở Tây Âu và Bắc Mỹ nhưng DN không đăng ký nên không tham gia, bởi chỉ khi DN tham gia mới có những hợp tác với các DN nước ngoài, qua đó, tăng khả năng đưa khách đến Huế nhiều hơn.

Tập trung nguồn lực

Gần đây, Huế phối hợp Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng gửi ấn phẩm tham gia chương trình giới thiệu du lịch tại Đức và Pháp. Hiệu quả được đánh giá là vẫn có nhưng không thể xác định là bao nhiêu và về phần kết nối là chưa có.

Theo ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, khi nguồn lực chưa cho phép, để Huế tiếp cận với các DN ở các thị trường trọng điểm, ngành sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch đón một số đoàn famtrip, presstrip là các DN lữ hành, báo chí nước ngoài từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Mỹ và Úc). Với khách nội địa, tổ chức đoàn famtrip mời các DN du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ đến khảo sát sản phẩm du lịch, kết hợp tổ chức không gian kết nối các DN.

Chị Hồ Thị Sương Lan, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Phong Lan Việt cho hay, việc đón các DN trong đoàn famtrip của các thị trường trọng điểm đối với các DN nhỏ ở Huế không thể tiếp cận. Do đó, sau mỗi lần đón đoàn famtrip, ngành cần tổng hợp, phân tích, nhu cầu của khách đến Huế là gì, hiểu được nhu cầu thì điều chỉnh lại sản phẩm cho phù hợp; hoặc để DN nhận ra, cùng với ngành tạo ra những sản phẩm phù hợp hơn với khách.

Ông Trương Thành Minh cho biết thêm, trong những năm tiếp theo, ngành sẽ tiếp tục xúc tiến quảng bá điểm đến thông qua các kênh trực tuyến đối với thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông...; tăng cường truyền thông trên các trang mạng xã hội, như facebook, instagram, youtube…; phối hợp mời blogger nổi tiếng làm phim giới thiệu Huế và quảng bá trên các trang mạng xã hội…

Đa dạng hình thức quảng bá là cần thiết, tuy nhiên để đạt hiểu quả thì Huế bắt buộc phải quảng bá trực tiếp đến các thị trường này. Do đó, Huế cần dồn lực để và làm tốt hơn công tác xã hội hóa để có thể tham gia quảng bá ở các hội chợ du lịch quốc tế; quảng bá ở các kênh truyền thông tại các thị trường trọng điểm trên. Điều này cần được ngành du lịch có giải pháp hiệu quả hơn, bởi như thông tin từ một số DN lớn, thời gian gần đây, nhiều tour mà khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm trên đã không còn chọn Huế là một điểm đến trong hành trình tour xuyên Việt của mình.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top