ClockThứ Tư, 20/05/2020 13:45
TRUYỀN THÔNG ĐIỂM ĐẾN AN TOÀN:

Ưu tiên nội địa, không quên quốc tế

TTH - Song song triển khai các gói kích cầu du lịch, truyền thông Huế là điểm đến an toàn phải được thực hiện với tần suất lớn và đa dạng nhiều kênh.

Thị trường truyền thống giúp Huế duy trì lượng khách

Ngoài quảng bá nội địa, cần có giải pháp cụ thể để quảng bá đến các thị trường quốc tế

Không thể chủ quan

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phát động phong trào “Người Việt đi du lịch Việt”, trong đó, một yêu cầu được đặt lên hàng đầu là các điểm đến phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn. Các cơ quan quản lý du lịch tại các địa phương phải thông tin rộng rãi về mức độ an toàn, xây dựng các quy định hướng dẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch, khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương.

Theo một số doanh nghiệp du lịch, trước tình hình dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát, sẽ dễ dẫn đến sự chủ quan trong công tác đảm bảo các tiêu chí phòng chống dịch bệnh. Đây là tình trạng có thể xảy ra không riêng Huế mà ở hầu hết các địa phương.

Trước những lo ngại có cơ sở này, ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch Huế cho biết, Huế là địa phương thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh ban hành bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch. Tiêu chí an toàn được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực, như lưu trú an toàn, điểm tham quan du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch an toàn và doanh nghiệp lữ hành an toàn phục vụ khách. Đây được xác định là tiêu chuẩn, bắt buộc khi phục vụ khách trong giai đoạn hiện nay.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, qua các đợt kiểm tra đột xuất thời gian qua, nhất là thời điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tất cả các điểm tham quan, doanh nghiệp du lịch mà đoàn đến đều nghiêm túc thực hiện theo bộ tiêu chí an toàn. Việc khai báo y tế được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, cả du khách cũng vui vẻ khai báo, chứ không khó chịu như trước đó.

“Cơ quan quản lý ngành sẽ thường xuyên thanh kiểm tra, nhắc nhở các điểm du lịch, doanh nghiệp triển khai đúng như tiêu chí an toàn đã được ban hành. Tuyệt đối không để tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Triển khai đúng các tiêu chí là điều kiện cần và đủ để đón và phục vụ khách trở lại. Các điểm, doanh nghiệp không triển khai đúng sẽ có chế tài theo quy định”, ông Lê Hữu Minh khẳng định.

Dù thế, qua thực tế ở một số điểm du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch biển, lượng khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng rất đông, nhất là cuối tuần. Tiêu chí về khoảng cách và số lượng chỉ từng nhóm khách nhỏ khó đảm bảo như yêu cầu. Đây là vấn đề cần được xử lý, điều tiết lượng khách cho phù hợp. Tránh trường hợp tập trung quá đông đúc ở một điểm đến.

Ưu tiên nội địa, không quên quốc tế

Trong các giải pháp phục hồi mà ngành du lịch lên kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đặc biệt yêu cầu ngành du lịch, sau dịch, điểm đến nào càng được khẳng định an toàn sẽ thêm phần thu hút khách. Sau khi ngành đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí an toàn, cần tập trung thực hiện; đồng thời phải tăng cường quảng bá về điểm đến, chú trọng vào việc xây dựng điểm đến an toàn và thân thiện. Không quảng bá tốt, du khách sẽ không biết.

Ở một diễn biến khác, Việt Nam vừa được Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ là Travel+ Leisure bình chọn vào tốp điểm đến hàng đầu thế giới sau dịch COVID-19, bởi lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giá cả hợp lý và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Cũng theo tạp chí này, Việt Nam là quốc gia giàu văn hóa, sôi động với những bãi biển nhiệt đới tuyệt đẹp và ẩm thực đường phố hấp dẫn. Việc được tạp chí du lịch quốc tế uy tín bình chọn cho thấy sức thu hút của các điểm đến của Việt Nam với khách quốc tế.

Như đánh giá của Tạp chí Travel+ Leisure, Huế hội đủ các tiêu chí để thu hút khách quốc tế. Do đó, ngoài tập trung quảng bá khách nội địa cho hiện tại, Huế cũng chủ động tập trung nguồn lực để tăng khả năng quảng bá ra quốc tế để thấy Huế là nơi đáng sống và đáng đến. Để khi nhu cầu đi du lịch trở lại, Huế là lựa chọn hàng đầu trong các điểm đến của Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch Huế đang chú trọng quảng bá điểm đến theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch. Để du lịch đạt được hai mục tiêu vừa quảng bá tốt hình ảnh và kích cầu được du lịch, thêm điều kiện cần nữa là phải thống nhất và triển khai được các gói du lịch kích cầu. Hiện,  ngành đang trong giai đoạn gấp rút triển khai hình thành gói kích cầu. Ngay sau khi hoàn thiện, sẽ tập trung quảng bá có chiến lược và đồng bộ.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, truyền thông quảng bá luôn là công tác phải đi trước một bước. Do đó, ngành du lịch sẽ tập trung vào các kênh truyền thông như báo chí, qua các ứng dụng du lịch thông minh; chú trọng quảng bá có hiệu quả qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các fanpage có lượt theo dõi lớn… Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top