Đức tìm cách ngăn dòng người tị nạn trước nguy cơ quá tải
TTH.VN - Ngày 13/12, phát biểu trước thềm Đại hội đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU), Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà muốn giảm đáng kể số người tị nạn vào Đức.
Người tị nạn và di cư qua khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tuyên bố này được cho là nhằm xoa dịu những ý kiến chỉ trích trong đảng đối với chính sách rộng mở với người tị nạn của nhà lãnh đạo Đức.
Từ nhiều tuần nay, Thủ tướng Merkel đã chịu nhiều sức ép phải đặt mức trần tiếp nhận người tị nạn vào nước này, đặc biệt khi số người tị nạn đăng ký ở Đức đã vượt quá con số 1 triệu.
Tuy nhiên, phát biểu một ngày trước khi diễn ra Đại hội đảng CDU ở Karlsruhe, miền Nam nước Đức, Thủ tướng Merkel đã một lần nữa bác bỏ việc đặt mức giới hạn tiếp nhận người tị nạn.
Theo nhà lãnh đạo này, Berlin muốn "giảm rõ rệt" số người tị nạn vào Đức, song không chỉ thông qua những biện pháp đơn phương trong nước.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh, cần phải giải quyết nguyên nhân dẫn tới làn sóng di cư, nâng cao điều kiện sống cho người dân ở các nước quê nhà họ, bảo vệ biên giới ngoài EU và tiến hành đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để chống đưa người bất hợp pháp.
Ngoài ra, EU cũng phải tính hỗ trợ cho các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Jordan và những nơi khác để người tị nạn không phải cất công tìm kiếm cuộc sống mới qua những con đường nguy hiểm khác.
Một ngày trước khi diễn ra Đại hội đảng CDU, Đoàn chủ tịch đảng CDU đã đạt được sự nhất trí chung trong chính sách với người tị nạn.
Theo Thủ tướng Merkel, mục đích của chính sách này là giúp giảm rõ rệt số người tị nạn vào Đức.
Khái niệm "giới hạn trần" hay "giới hạn dòng người tị nạn" vào Đức không được nêu trong các văn kiện đại hội, thay vào đó, CDU bày tỏ quyết tâm giảm một cách rõ rệt dòng người tị nạn thông qua các biện pháp có hiệu quả, bởi việc kéo dài tình trạng hiện nay về lâu dài sẽ khiến nhà nước và xã hội bị quá tải.
Theo Vietnam+
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc