ClockThứ Sáu, 19/03/2021 14:48

Du lịch ít ảnh hưởng đến “túi” ngân sách?

TTH - Du lịch là một thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Tỉnh cũng đã xác định du lịch – dịch vụ là mảng kinh tế quan trọng. Thế nhưng, xét trong mối tương quan với nguồn thu ngân sách, thì mảng này đóng góp không nhiều.

Ứng xử văn minh du lịch trong tình hình mớiGiảm giá, không giảm chất lượng

Du khách tham quan di tích Huế

Có lẽ, sự đóng góp quan trọng nhất của mảng này là ở chỗ tạo ra sức lan tỏa cho nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần ổn định đời sống người dân là chủ yếu chứ không phải là một mảng đóng góp nhiều cho ngân sách. Nhìn từ thực tế chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Hồi cuối năm ngoái, báo cáo kế hoạch tài chính giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh trước HĐND tỉnh đã đánh giá điều này như sau: “Nguồn thu ngân sách còn hạn chế, thiếu ổn định. Với đặc thù kinh tế của tỉnh dịch vụ chiếm ưu thế (hơn 55%) nên đóng góp vào thu NSNN không lớn; mặt khác, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp lớn hầu hết là các doanh nghiệp chế xuất, gia công xuất khẩu nên khả năng tác động vào nguồn thu nội địa của tỉnh không lớn vì các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu không nộp thuế giá trị gia tăng trên địa bàn mà lại luôn được cơ quan Thuế hoàn thuế GTGT khi xuất khẩu”.

Chúng ta thấy suốt năm 2020, dịch bệnh càn qua quét lại, rồi thiên tai lũ lụt, lượng du khách giảm sâu cả năm và kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2021 nhưng có vẻ như, nguồn thu ngân sách không bị ảnh hưởng nhiều lắm, thậm chí là có tăng trưởng. Năm 2020 thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt 8.900 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Bước qua 2 tháng đầu năm 2021, du lịch gần như vẫn trong tình trạng “đóng băng” nhưng ngân sách vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 2, những số liệu đưa ra cũng cho thấy điều đó. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 còn bị ảnh hưởng nặng, theo ước tính, lượng khách nội địa giảm đến 71% và khách quốc tế giảm đến 98%, nhưng thu ngân sách “vẫn ổn”. Thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1.772 tỷ đồng, chiếm 29,2% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 1.701 tỷ đồng, chiếm 30,4% dự toán, tăng 26,7%.

Như vậy, trụ cột của “cái vai” ngân sách là ở những lĩnh vực khác. Nhìn vào nguồn thu qua các năm, chúng ta thấy đóng góp nhiều nhất và quan trọng nhất vẫn là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và một phần khác là thu từ tiền sử dụng đất. Trong sản xuất công nghiệp, quan trọng nhất là sản xuất và kinh doanh bia (chiếm khoảng 30%). Đứng thứ hai là nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, cũng với con số rất lớn, như năm 2020 là trên 2.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong cơ cấu thu ngân sách, nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án lớn vẫn là một nguồn thu quan trọng. Thông qua nguồn huy động này, cùng với việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý các khu dân cư, các khu di tích... sẽ có thêm nguồn lực để giải quyết vấn đề chỉnh trang đô thị, giải quyết chính sách nhà ở, quy hoạch lại đường sá, giảm ách tắc giao thông, cải thiện môi trường sống. Khai thác tốt và linh hoạt nguồn thu này sẽ là một phương thức cộng hưởng nguồn lực để đạt đồng thời các mục tiêu phát  triển kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, thời gian tới, các sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã cần tiếp tục đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ quỹ đất: Rà soát quỹ đất trên địa bàn, đặc biệt khai thác tốt các quỹ đất ven biển để phát triển đô thị ven biển và thu hút các dự án du lịch nghỉ dưỡng; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án khu đô thị và dân cư…

Qua những phân tích nêu trên, nếu du lịch và dịch vụ có đóng góp lớn cho ngân sách thì có lẽ cũng phải cần một thời gian dài nữa. Điều này có nghĩa là nguồn thu chính của ngân sách vẫn là phụ thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đất. Vai trò chính của du lịch dịch vụ vẫn là tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập và ổn định đời sống của người dân.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top