ClockThứ Sáu, 05/04/2013 05:50

FDI: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”!

TTH - Nhìn lại 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp cơ bản đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trở thành địa điểm ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng. Tính đến hết tháng 2-2013, cả nước thu hút gần 15 ngàn dự án có vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD và vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD. Tại Thừa Thiên Huế, vốn FDI tuy không sôi động bằng các địa phương khác, số lượng dự án không nhiều, vốn đầu tư chưa lớn, song phần lớn hoạt động lại hiệu quả, đóng góp rất lớn cho ngân sách địa phương, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh. Với 64 dự án được cấp giấy phép đầu tư có tổng vốn đăng ký gần 1.900 triệu USD, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 22 so với cả nước (vốn đầu tư thực hiện gần 700 triệu USD).

Tuy nhiên, bên cạnh sự khẳng định những kết quả tích cực đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ việc thu hút, sử dụng và quản lý vốn FDI vào Việt Nam bộc lộ một số yếu kém, hạn chế và nhiều bất cập nhãn tiền cần phải ra sức khắc phục. Đó là, tỷ trọng FDI trong các lĩnh vực vẫn còn mất cân đối lớn; giải ngân vốn đầu tư chậm; hiệu quả tổng hợp đầu tư nước ngoài chưa cao; đầu tư có hàm lượng công nghệ cao và mới chiếm tỷ lệ thấp; đầu tư vào công nghiệp phụ trợ còn ít; tác động phát triển lan tỏa của FDI chưa cao. Điều đáng quan ngại, một vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, niềm tin và triển vọng kinh doanh tại Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng giảm xuống. Những tồn tại, hạn chế nêu trên của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế và hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về FDI. Do đó, thời gian tới Việt Nam cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục những yếu kém để tạo môi trường thuận lợi nhất cho việc thu hút đầu tư; nhất là phải quyết liệt xốc lại việc thu hút FDI theo hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Để thực hiện định hướng thu hút vốn FDI, bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo một số giải pháp đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho hay địa phương đã đề nghị Chính phủ rà soát lại, sửa đổi, bổ sung các chính sách về đầu tư, kinh doanh phù hợp; sớm ban hành sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư; ban hành chế độ báo cáo thống kê, biểu mẫu báo cáo, giám sát thực hiện dự án áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn FDI; quy hoạch và định hướng kêu gọi vốn FDI theo vùng, lĩnh vực và địa phương có tiềm năng thế mạnh gần nhau; xây dựng quy định cụ thể về xử lý các doanh nghiệp có vốn FDI ngừng sản xuất mà không có đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quan tâm hỗ trợ vốn ngân sách T.Ư hàng năm, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ứng trước tạo điều kiện kêu gọi vốn ODA... để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ xúc tiến nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, đê chắn sóng Cảng nước sâu Chân Mây nhằm tạo đột phá trong đầu tư phát triển hạ tầng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, vùng hàng năm sớm để các địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện và tạo điều kiện cho tỉnh tham gia các đoàn công tác nước ngoài của T.Ư nhằm tiếp cận các nhà đầu tư, các tập đoàn và các công ty lớn để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đón cơ hội làn sóng đầu tư mới sau khủng hoảng.
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top