ClockThứ Hai, 16/04/2012 05:30

Hòa quyện khi đối thoại giữa âm nhạc Đông – Tây

Sau thành công ấn tượng trên con đường sáng tạo âm nhạc được gọi là “Đối thoại piano và nhạc cổ Việt Nam” biểu diễn tại Festival Huế từ 2006 đến 2010, Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên lại tiếp tục mang đến Huế phong vị hoàn toàn mới với “Bốn bức tranh quê”. Đó là 4 mảng màu sáng tối của những cảm xúc được tạo nên bằng 4 mảng đối thoại giữa piano với ngôn ngữ hát văn (trích đoạn tác phẩm “Bóng”), chèo, đờn ca tài tử Nam bộ và hò vè Huế. Cùng đồng hành còn có NSND Thanh Hoài, NSƯT Nguyễn Văn Quý cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống đến từ Hà Nội và Huế. “Chúng tôi đã kết hợp với nhau ở Festival Huế 2006. Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn đi theo con đường đối thoại giữa piano với âm nhạc dân gian, đối thoại giữa Đông và Tây”, nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên cho biết.  

Đối thoại giữa piano với nhạc cổ truyền là một hình thức mới. Nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên chia sẻ: “Đây là sự trò chuyện. Nó như bức tranh có 2 mảng màu sắc đối lập nhau hoàn toàn. Ngôn ngữ của piano là ngôn ngữ âm nhạc của phương Tây. Chúng cùng đối thoại với nhau, không cái nào làm nền cho cái nào. Cứ xen giữa piano và hát văn hay các thể loại khác. Cũng có khi chúng diễn ra đồng thời, như 2 người đang trò chuyện cùng hòa quyện với nhau khi nói về một chủ đề”.

Sự kết hợp âm nhạc Đông - Tây đã tạo nên không gian mới lạ của "Âm sắc Việt"
Trong trích đoạn tác phẩm “Bóng”, NSND Thanh Hoài hát Chầu văn song song với sự thể hiện của nghệ sĩ Phó An My. Lúc thì cây đàn piano dừng lại lắng nghe những giai điệu tâm linh do NSND Thanh Hoài thể hiện. Khi thì giai điệu hát văn nhường chỗ cho “lời tự sự” của cây đàn piano. Cũng có lúc cả hai loại hình nghệ thuật này cũng xướng lên, tạo nên một không gian âm nhạc lạ lẫm nhưng vẫn hòa quyện thành một thể thống nhất. Dù kết hợp giữa piano với các nhạc cụ dân tộc nhưng người nghe vẫn được thưởng thức âm thanh rõ ràng của từng loại nhạc cụ chứ không phá vỡ tính nguyên bản của chúng.
Sự kết hợp độc đáo này đã mang đến cho khán giả một không gian mới lạ. Cổ và kim, hai không gian nghệ thuật tưởng đối lập nhưng lại tạo cho người nghe nguồn cảm xúc hoàn toàn khác. Anh Nguyễn Trung nhận xét: “Thật ngạc nhiên khi piano và âm nhạc cổ truyền có thể ăn nhập với nhau, trò chuyện cùng nhau. Âm nhạc hiện đại từ cây đàn piano không làm ảnh hưởng đến bản sắc và đặc trưng của nghệ thuật truyền thống”.
Đối thoại trong các sáng tác của Đặng Tuệ Nguyên là rung cảm âm nhạc được bộc lộ bằng ngôn ngữ sáng tác âm nhạc thính phòng giao hưởng hậu hiện đại trình diễn đan xen cùng nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong cuộc đối thoại này, âm nhạc cổ truyền không bị can thiệp, không bị làm biến dạng. Còn âm nhạc sáng tác thì không lấy dân ca nhạc cổ truyền làm chất liệu để phát triển.
Kết hợp giữa Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên tạo nên một lối đi riêng cho nhạc thính phòng Việt Nam và đã gặt hái được nhiều thành công trong các cuộc đối thoại giữa piano với ca Huế, hát Cọi và Tuồng tại các mùa festival trước. “Khi nghệ thuật truyền thống hiện nay không được giới trẻ quan tâm nhiều, tôi muốn tạo ra một hình thức mới để đưa âm nhạc cổ truyền đến gần với giới trẻ hơn”, nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên lý giải cho sự theo đuổi của mình với hình thức âm nhạc mới lạ này.

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh KonTum sẽ giới thiệu chương trình nghệ thuật sáng tạo, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024
Cảm xúc cùng “Phản chiếu”

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, tối 1/6, tại Nhà hát Sông Hương, Viện Pháp tại Việt Nam giới thiệu buổi biểu diễn "Relfet" (Phản chiếu) của nghệ sĩ Xuân Lê, biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt. ​

Cảm xúc cùng “Phản chiếu”
Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ thể hiện những điệu hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024
“Du hành cùng Satie"

Nhân sự kiện Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, trong chuyến công diễn đến Huế vào ngày 20/6, Nghệ sĩ Dương cầm David Greilsammer (Pháp) sẽ đưa công chúng Việt Nam vào chuyến “Du hành cùng Satie” thông qua các kiệt tác của nhà soạn nhạc vĩ đại người Pháp Erik Satie.

“Du hành cùng Satie
Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế

Tham dự Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ biểu diễn các tiết mục cổ điển, truyền thống cho đến hiện đại như: Dạ cổ hoài lang, Ca nhạc “Bạc Liêu khúc hát nghĩa tình”, “Bạc Liêu rực sáng trời tương lai”, “Tiếng đờn kìm”, tân cổ “Ai ra xứ Huế”, trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long”, ca cổ “Đêm Huế”, “Tình anh bán chiếu”, trích đoạn cải lương “Một thời để nhớ”.

Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế
Return to top