ClockThứ Bảy, 10/03/2012 15:00

Thiên Hạ Thái Bình

Vào thế kỷ thứ X, trong trận đại chiến chống quân Tống lần thứ nhất trên sông Bạch Đằng, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đã được Lê Hoàn dõng dạc tuyên bố như một lời khẳng định đanh thép về chủ quyền và ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời”

Bài thơ Thần ấy được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt.

Và đến thế  kỷ XV, sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, vua Lê Thái Tổ đã ban bố Bình Ngô Đại Cáo, một lần nữa khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Đến thế kỷ XIX, sau khi thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trong bản tuyên ngôn lần thứ ba, niềm tự hào về một đất nước văn hiến, hùng cường, thái bình thịnh trị lại càng vang lên mạnh mẽ:

“Nước ngàn năm văn hiến

Thống nhất toàn giang san

Thuở Hồng Bàng lập quốc

Thịnh trị cả trời Nam”

Bài thơ mang tính chất tuyên ngôn này được các vua triều Nguyễn cho chạm khắc vào vị trí trang trọng nhất trong điện Thái Hòa- ngôi điện đặt chiếc ngai vàng biểu trưng quyền lực của triều đại.

Từ ý tưởng muốn làm bừng sáng khát vọng ngàn đời của dân tộc qua ngôn ngữ diễn xướng cung đình, một lễ hội ‘sân khấu hóa’ độc đáo đã được dàn dựng công phu cho Festival Huế 2012- lễ hội Thiên Hạ Thái Bình.

Tác giả  kịch bản đã lựa chọn những bài thơ hay nhất của những thi nhân tài hoa hàng đầu Việt Nam đầu thế  kỷ XIX, vốn được tuyển chọn và khắc trên các kiến trúc cung đình Huế để làm mạch dẫn cho vở diễn dài 3 chương 9 hồi này.

Từ “Nước ngàn năm văn hiến” (chương 1) đến “Muôn dân hưởng thái bình” (chương 2), và kết bằng “Thịnh vượng một trời Nam” (chương 3), Thiên Hạ Thái Bình sẽ đưa khán giả vào một thế giới lung linh tuyệt đẹp và đầy chất lãng mạn, trữ tình bởi vẻ đẹp của thi- ca- nhạc- họa sóng sánh cùng mặt nước dòng Hương Giang trong đêm.

Sân khấu nổi trên sông Hương với phần trung tâm là hình ảnh quả cầu Cửu Long (một bảo vật của Huế, cũng là biểu tượng của năm Rồng) và hậu cảnh là chiếc cầu Trường Tiền duyên dáng sẽ trở thành tâm điểm thu hút mọi ánh nhìn tại quãng sông trung tâm thành phố Huế vào tối 12/4/2012.

Một nhân tố nữa đảm bảo cho sự thành công của Thiên Hạ Thái Bình là sự tham gia của đạo diễn Lê Qúy Dương, người đã gắn bó với Huế từ Festival 2006, cùng đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên và nhạc công tài năng của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. 

Ban tổ chức Festival Huế 2012 khẳng định chương trình Thiên Hạ Thái Bình sẽ là lễ hội “đinh” của Festival năm nay, và ở một góc độ ý nghĩa nào đó, đây là sự kế thừa, phát triển của các lễ hội do Trung tâm BTDT CĐ Huế thực hiện từng làm nên danh tiếng của những Festival Huế trước đây như Huyền Thoại Sông Hương, Hành Trình Mở Cõi.
 
Theo Trung tâm BTDT Cố đô Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh KonTum sẽ giới thiệu chương trình nghệ thuật sáng tạo, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Đem văn hóa Tây Nguyên tham dự Festival Huế 2024
Cảm xúc cùng “Phản chiếu”

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, tối 1/6, tại Nhà hát Sông Hương, Viện Pháp tại Việt Nam giới thiệu buổi biểu diễn "Relfet" (Phản chiếu) của nghệ sĩ Xuân Lê, biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt. ​

Cảm xúc cùng “Phản chiếu”
Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024

Đến với Festival Huế 2024, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ thể hiện những điệu hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

Chương trình dân ca Quan họ sẽ tham dự Festival Huế 2024
“Du hành cùng Satie"

Nhân sự kiện Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, trong chuyến công diễn đến Huế vào ngày 20/6, Nghệ sĩ Dương cầm David Greilsammer (Pháp) sẽ đưa công chúng Việt Nam vào chuyến “Du hành cùng Satie” thông qua các kiệt tác của nhà soạn nhạc vĩ đại người Pháp Erik Satie.

“Du hành cùng Satie
Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế

Tham dự Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ biểu diễn các tiết mục cổ điển, truyền thống cho đến hiện đại như: Dạ cổ hoài lang, Ca nhạc “Bạc Liêu khúc hát nghĩa tình”, “Bạc Liêu rực sáng trời tương lai”, “Tiếng đờn kìm”, tân cổ “Ai ra xứ Huế”, trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long”, ca cổ “Đêm Huế”, “Tình anh bán chiếu”, trích đoạn cải lương “Một thời để nhớ”.

Nhà hát Cao Văn Lầu mang văn hóa Nam Bộ tham gia Festival Huế
Return to top